Đọc thông tin và dựa vào bảng 11.1, hãy xác định trên hình 11.3 các mốc xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam

II. Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông

Câu hỏi: Đọc thông tin và dựa vào bảng 11.1, hãy xác định trên hình 11.3 các mốc xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam

- Đọc thông tin và dựa vào bảng 11.2, hãy xác định trên hình 11.4 các mốc xác định đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ 

- Đọc thông tin và quan sát hình 11.2, trình bày khái niệm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước ta.

Bài Làm:

- Các mốc xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam: 

Các mốc để xác định đường cơ sở tính chiều rộng của lãnh hải của lục địa nước ta.
- Các mốc đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ.
Các mốc đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ.
Đường phân định vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc được xác định qua 21 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng như trên hình.

Nội thuỷ: vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.
Lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
Vùng tiếp giáp lãnh hải: vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
Vùng đặc quyền kinh tế: vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
Thềm lục địa Việt Nam: đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải Địa lí 8 Cánh diều bài 11 Phạm vi Biển Đông. Các vùng biển đảo. Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam

Kiến thức mới

I. Phạm vi Biển Đông

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 11.1, hãy:

- Xác định phạm vi của Biển Đông

- Xác định các nước có chung biển Đông với Việt Nam.

Xem lời giải

III. Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 11.5, hãy trình bày về đặc điểm tự nhiên của vùng biển đảo Việt Nam.

Xem lời giải

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Chứng minh Biển Đông là biểu tượng đối kín và biển ấm.

Xem lời giải

Câu hỏi 2: Dựa vào hình 11.3, hãy xác định vị trí các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Thổ chu, Côn Sơn, các đảo: Phú Quý, Phú Quốc, Cồn Cò của Việt Nam. 

Xem lời giải

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Tìm hiểu và giới thiệu về một trong số các đảo là mốc xác định của đường cơ sở Việt Nam.

Xem lời giải

MỞ ĐẦU

Lãnh thổ Việt Nam, ngoài vùng đất và vùng trời, còn có một vùng biển rộng lớn thuộc biển Đông. Biển Đông là biển chung của nhiều quốc gia. Phạm vi Biển Đông được xác định như thế nào trên bản đồ? Vùng biển đảo nước ta có những đặc điểm tự nhiên gì và được xác định như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học này nhé!

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải lịch sử và địa lí 8 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải lịch sử và địa lí 8 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.