4. Tìm hiểu các nước Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
a) Sơ lược quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á
Đọc thông tin kết hợp quan sát lược đồ, hãy:
- Giải thích vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây.
- Trình bày khái quát quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây trên lược đồ đó.
Bài Làm:
Khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây, vì:
- Vị trí địa lí: Các nước Đông Nam Á có vị trí địa lí vô cùng quan trọng.
- Là một khu vực khá rộng, bao gồm nhiều nước trên lục địa và hải đảo.
- Nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương.
- Là cửa ngõ để đi vào lục địa châu Á rộng lớn.
- Tài nguyên, thiên nhiên: là khu vực giàu tài nguyên như: lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản,…
- Dân cư: có nguồn nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Chính trị - xã hội: Chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, xã hội khủng hoảng.
Quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây:
- Vào cuối thế kỉ XIX, nhân khi chế độ phong kiến ở Đông Nam Á đang suy yếu, các nước thực dân phương Tây đã đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa vào khu vực này.
- Thực dân Anh xâm chiếm Miến Điện, Mã Lai, Xin-ga-po, Bru-nây.
- Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
- Tây Ban Nha, sau đó là Mĩ chiếm Phi-líp-pin.
- Hà Lan và Bồ Đào Nha thôn tính In-đô-nê-xi-a.
Như vậy, vào nửa cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tất cả các nước Đông Nam Á, trừ Xiêm (Thái Lan) dều lần lượt trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây.