2. Tìm hiểu các giai đoạn chính của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai
a) Giai đoạn 1 (từ ngày 1 – 9 – 1939 đến đầu năm 1943): chiến tranh bùng nổ và lan rộng ra thế giới
Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:
- Khái quát diễn biến chính trong giai đoạn 1 của cuộc chiến tranh.
- Giải thích vì sao trong giai đoạn 1, phe phát xít lại chiếm ưu thế. Để chống lại phe phát xít, các nước đã phải làm gì?
- Nêu suy nghĩ của em về hành động của chủ nghĩa phát xít trong việc giết hại người Do Thái và dân thường.
- Cho biết việc Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng sẽ tác động đến nước Mĩ như thế nào.
Bài Làm:
Diễn biến chính trong giai đoạn 1 của cuộc chiến tranh:
- Mặt trận Châu Âu: Từ ngày 1-9-1939 đến ngày 22-6-1941, Đức hoàn toàn nắm quyền chủ động trên chiến trường, bằng chiến thuật chớp nhoáng, Đức đánh chiếm hầu hết các nước châu Âu (trừ Anh và một vài nước trung lập). Ngày 22-6-1941, phát xít Đức tấn công và dần dần tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô.
- Mặt trận Châu Á - Thái Bình Dương: Ngày 7-12-1941, Nhật Bản bất ngờ tấn công hạm đội của Mĩ ở Chân Châu Cảng (đảo Ha-oai). Quân Nhật chiếm toàn bộ Đông Nam Á và một số đảo ở Thái Bình Dương.
- Mặt trận Bắc Phi: Tháng 9-1940, quân I-ta-li-a tấn công Ai Cập. Chiến tranh lan rộng trên toàn thế giới.
- Tháng 1-1942, Mặt trận đồng minh chống phát xít được thành lập nhằm đoàn kết và tập hợp các lực lượng chống phát xít trên toàn thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
Trong giai đoạn 1, phe phát xít lại chiếm ưu thế vì:
Anh, Pháp, Mỹ đều muốn giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình. Anh, Pháp thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. Mĩ với “Đạo luật trung lập (1935) không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ. Các nước phát xít đã lợi dụng tình hình đó để thực hiện mục tiêu gây chiến tranh xâm lược của mình.
Để chống lại phe phát xít, các nước đã thành lập Mặt trận Đồng minh nhằm kết hợp và tập hợp các lực lượng chống phát xít trên toàn thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
Hành động của chủ nghĩa phát xít trong việc giết hại người Do Thái và dân thường:
Đây là tội ác vô cùng dã man, tàn bạo, cần lên án.
Tác động của việc Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng đối với nước Mĩ:
Việc Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng của Mĩ đã thúc đẩy Mĩ tuyên chiến với Nhật, chính thức chấm dứt chính sách biệt lập với “Đạo luật trung lập (1935) không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ của Mĩ, làm thay đổi cục diện cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.