Đọc thông tin kết hợp quan sát các hình ảnh, hãy: Cho biết các thành tựu khoa học – kĩ thuật tiêu biểu nửa đầu thế kỉ XX.

II. Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX 

1. Tìm hiểu sự phát triển của khoa học – kĩ thuật

Đọc thông tin kết hợp quan sát các hình ảnh, hãy:

  • Cho biết các thành tựu khoa học – kĩ thuật tiêu biểu nửa đầu thế kỉ XX.
  • Giải thích em hiểu như thế nào về câu nói của nhà khoa học A. Nô-ben: “Tôi hi vọng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”.

Bài Làm:

Các thành tựu khoa học – kĩ thuật tiêu biểu nửa đầu thế kỉ XX:

  • Trong lĩnh vực Vật lí, sự ra đời của lí thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là lí thuyết tương đối của nhà bác học Đức An-be Anh-xtanh, đã mang lại một dấu ấn sâu sắc cho khoa học hiện đại khi xét lại các khái niệm vật lí về không gian và thời gian. Các phát minh lớn về Vật lí học của thế kỉ XX, từ năng lượng nguyên tử đến lade, bán dẫn... đều có liên quan đến lí thuyết này.
  • Các lĩnh vực khác: Hóa học, Sinh học, các khoa học về Trái Đất (Hải dương học, Khí tượng học...) đều đạt được những thành tựu to lớn.
  • Nhiều phát minh khoa học cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã được đưa vào sử dụng như điện tín, điện thoại, rađa, hàng không, điện ảnh với phim có tiếng nói và phim màu...
  • Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật đã mang lại cuộc sống vật chất và tinh thần tốt đẹp hơn cho con người. Nhưng mặt khác, nó cũng được sử dụng để trở thành phương tiện chiến tranh gây thảm họa cho nhân loại qua hai cuộc chiến tranh thế giới.

Về câu nói của nhà khoa học A. Nô-ben: “Tôi hi vọng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”:

  • Việc ứng dụng những thành tựu của khoa học - kĩ thuật vào đời sống và sản xuất mang lại nhiều hiệu quả to lớn. Giúp cải thiện đời sống cả về vật chất và tinh thần, làm cho đời sống của con người trở nên tốt đẹp hơn.
  • Tuy nhiên, chính những thành tựu này cũng mang lại mặt trái nếu con người sử dụng nó để trở thành phương tiện chiến tranh gây thảm họa cho nhân loại.
  • Nhà khoa học A. Nô-ben nhận thức được mặt tích cực cũng như những nguy cơ mà các phát minh khoa học mang lại. Vì thế, ông muốn nhân loại hãy sử dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật để phục vụ cuộc sống con người, đừng sử dụng nó cho những cuộc chiến tranh phi nghĩa.

Xem thêm các bài Khoa học xã hội 8, hay khác:

Để học tốt Khoa học xã hội 8, loạt bài giải bài tập Khoa học xã hội 8 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

KHOA HỌC XÃ HỘI 8 - TẬP 1

KHOA HỌC XÃ HỘI 8 - TẬP 2

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.