Bài 9: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
a) Xác định thể loại và bố cục của bài thơ.
b) Bài thơ viết về điều gì? Điều ấy có liên quan gì đến vấn đề được phản ánh trong bài thơ Tự tình (bài 2) đã được học ở sách Ngữ văn 10?
c) Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện như thế nào trong bài thơ?
d) Hãy phân tích để thấy được nghệ thuật so sánh mà Hồ Xuân Hương sử dụng trong bài thơ.
Bài Làm:
Hướng dẫn:
a) Xác định thể loại và bố cục của bài thơ Tự tình (bài 3)
- Bài thơ thuộc thể thơ: Nôm Đường luật thất ngôn bát cú.
- Bài thơ được chia gồm: đề, thực, luận, kết.
b) Bài thơ Tự tình (bài 3) và mối liên hệ với bài Tự tình (bài 2)
- Bài thơ Tự tình (bài 3) phản ánh số phận gian truân, chìm nối, phụ thuộc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, qua đó thể hiện mong ước về một cuộc sống bình đẳng, hạnh phúc. Bài Tự tình (bài 2) có liên quan chặt chẽ với những nội dung phải ánh trong bài Tự tình (bài 3) vì đều là thể hiện tiếng nói của những người phụ nữ mong muốn có cuộc sống hôn nhân, gia đình hạnh phúc trong xã hội nam quyền.
-
c) Tâm trạng của nhà thơ thể hiện trong bài thơ Tự tình (bài 3)
-
Nếu ở bài thơ thứ nhất thể hiện sự thách thức, số phần của nhà thơ, bài thơ số 2 là hình ảnh nữ sĩ sẵn sàng đương đầu với hoàn cảnh thì bài thơ thứ 3, tâm trạng của nhà thơ trở nên nặng nề hơn rất nhiều. Sự thách thức, sẵng sàng đương đầu với số phận không còn mạnh mẽ nữa song không vì nhưu vậy mà nỗi khát khao hạnh phúc, sự tự chủ trong tình yêu và hôn nhân vị giảm sút.
Cuộc đấu tranh cho sự bình đẳng, hạnh phúc của người phụ nữ vẫn luôn mãnh liệt trong “bà chúa thơ Nôm”.