III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ SỐ 5
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Phương pháp dùng để tách và tinh chế các chất rắn là
- A. Chiết
- B. Chưng cất
- C. Kết tinh
- D. Sắc kí cột
Câu 2: Sắc kí cột là phương pháp tách biệt và tinh chế
- A. Hỗn hợp các chất dựa vào sự phân bố giống nhau của chúng giữa hai pha động và pha tĩnh
- B. Hỗn hợp các chất dựa vào sự phân bố giống nhau của chúng giữa hai pha động
- C. Hỗn hợp các chất dựa vào sự phân bố khác nhau của chúng giữa hai pha tĩnh
- D. Hỗn hợp các chất dựa vào sự phân bố khác nhau của chúng giữa hai pha động và pha tĩnh
Câu 3. Trong thực tế, phương pháp chưng cất và chiết không thể dùng để
- A. Tách được tinh dầu vỏ quả bưởi, cam, chanh
- B. Tách được đường từ cây mía
- C. Ngâm rượu
- D. Phân tích thổ nhưỡng
Câu 4. Tách benzene (nhiệt độ sôi là 800C) và acetic acid (nhiệt độ sôi là 1180C) ra khỏi nhau có thể dùng phương pháp
- A. Chưng cất ở áp suất thường
- B. Chưng cất ở áp suất thấp
- C. Chiết bằng dung môi hexane
- D. Chiết bằng dung môi ethanol
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1(4 điểm): Pha động và pha tĩnh trong phương pháp sắc kí cột là gì?
Câu 2 (2 điểm): Một hỗn hợp gồm dầu hỏa có lẫn nước, làm thế nào để tách nước ra khỏi dầu hỏa?
Bài Làm:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
C |
D |
B |
A |
Tự luận:
Câu 1
(4 điểm)
- Pha động là dung môi và dung dịch mẫu chất cần tách di chuyển qua cột.
- Pha tĩnh là một chất rắn có diện tích bề mặt rất lớn, có khả năng hấp phụ khác nhau các chất trong hỗn hợp cần tách.
Câu 2
(2 điểm)
Dầu hỏa nhẹ hơn nước và không tan trong nước. Muốn tách nước ra khỏi dầu hỏa, ta cho hỗn hợp vào phễu chiết, dầu nổi ở trên và nước ở phía dưới. Mở khóa phễu chiết, tách nước ra trước sau đó đến dầu hỏa, ta được nước và dầu hỏa riêng biệt.