III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ SỐ 5
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Cho phản ứng aFe + bHNO3 cFe(NO3)3 + dNO + eH2O
Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên đơn giản nhất. Tổng (a + b) bằng
- A. 3
- B. 5
- C. 4
- D. 6
Câu 2. Cho sắt phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được một chất khí màu nâu đỏ, chất khí đó là
- A. NO2
- B. N2O
- C. N2
- D. NH3
Câu 3: Để nhận biết ion NO3- người ta thường dùng Cu và H2SO4 loãng nhờ
- A. Phản ứng tạo ra dung dịch màu xanh và khí không mùi làm xanh quỳ tím ẩm
- B. Phản ứng tạo dung dịch màu vàng nhạt
- C. Phản ứng tạo kết tủa màu xanh
- D. Phản ứng tạo dung dịch màu xanh và khí không màu hóa nâu trong không khí
Câu 4. Cho 0,195 gam kim loại R (hóa trị II) tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư, thu được 0,648 gam Ag. Kim loại R là
- A. Cu.
- B. Fe.
- C. Mg.
- D. Zn.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1(4 điểm): Tại sao ammonia tan nhiều trong nước?
Câu 2 (2 điểm): Từ khí NH3 người ta điều chế được acid HNO3 qua ba giai đoạn
a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong từng giai đoạn
b) Tính khối lượng dung dịch HNO3 60% điều chế được tử 123 950 khí NH3 (đkc). Giả thiết rằng hiệu suất của cả quả trình là 80%.
Bài Làm:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
B |
A |
D |
D |
Tự luận:
Câu 1
(4 điểm)
Các liên kết N-H là liên kết cộng hóa trị phân cực nên các phân tử ammonia dễ tạo liên kết hydrogen với nhau và với phân tử nước. Vì tạo được liên kết hydrogen với nước nên ammonia tan nhiều trong nước.
Câu 2
(2 điểm)
a) Giai đoạn 1: 4NH3 + 5O2 4NO +6H2O (1)
Giai đoạn 2: 2NO + O2 ⟶ 2NO2 (2)
Giai đoạn 3: 4NO2 + 2H2O + O2 ⟶ 4HNO3 (3)
b) Từ các phản ứng (1), (2), (3) rút ra sơ đồ hợp thức:
NH3 ⟶ HNO3
1 mol 1 mol
5000 mol 5000 mol
Hiệu suất 80% nên khối lượng HNO3 tạo thành là:
4 000.63 = 252 000 (g)
Khối lượng dung dịch HNO3 80% thu được là 420 000 (g)