III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ SỐ 5
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Phản ứng hóa học diễn ra …
- A. chỉ một chiều
- B. hai chiều
- C. ba chiều
- D. không chỉ một chiều mà đồng thời cả hai chiều
Câu 2. Chiều thuận là ?
- A. Chiều các chất ban đầu tạo thành các chất sản phẩm
- B. Chiều các chất sản phẩm biến đổi thành các chất ban đầu
- C. Chiều các chất sản phẩm biến đổi thành một chất khác với chất ban đầu
- D. Đáp án khác
Câu 3. Nội dung chuyển dịch cân bằng LeChatelier:
- A. Một hệ đang ở trạng thái không cân bằng, nếu ta thay đổi một trong các thông số trạng thái (các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học) của hệ thì cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều chống lại sự thay đổi đó.
- B. Một hệ đang ở trạng thái cân bằng, nếu ta thay đổi một trong các thông số trạng thái (các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học) của hệ thì cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều gia tăng sự thay đổi đó.
- C. Một hệ đang ở trạng thái cân bằng, nếu ta thay đổi một trong các thông số trạng thái (các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học) của hệ thì cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều chống lại sự thay đổi đó.
- D. Một hệ đang ở trạng thái cân bằng, nếu ta thay đổi một trong các thông số trạng thái (các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học) của hệ thì cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều thuận
Câu 4. Một bình kín chứa NH3 ở 0oC và 1 atm với nồng độ 1 mol/l. Nung bình kín đó đến 546oC và NH3 bị phân huỷ theo phản ứng :2NH3(k) → N2(k) + 3H2(k). Khi phản ứng đạt tới cân bằng áp suất khí trong bình là 3,3 atm, thể tích bình không đổi. Hằng số cân bằng của phản ứng phân huỷ NH3 ở 546oC là :
- A. 2,08.10-4.
- B. 2,04.10-3.
- C. 1,08.10-4.
- D. 1,04.10-4.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1(4 điểm): Tại sao khi nung đá vôi ở nhiệt độ cao ≈ 900 - 950oC để sản xuất vôi sống, miệng lò lại hở?
Câu 2 (2 điểm): Trong một bình kín có dung tích không đổi, người ta thực hiện phản ứng
N2 + 3H2 ⇋ 2NH3
Ở nhiệt độ thí nghiệm, khi phản ứng đạt tới cân bằng, ta có PN2= 0,38atm, PH2= 0,4atm, PNH3= 2atm.
a. Hãy tính Kp.
b. Hút bớt H2 ra khỏi bình một lượng cho đến khi áp suất riêng phần cửa N2 ở trạng thái cân bằng mới là 0,45atm thì dừng lại. Tính áp suất riêng phần của H2 và NH3 ở trạng thái cân bằng mới, biết rằng nhiệt độ của phản ứng không đổi.
Bài Làm:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
D |
A |
C |
B |
Tự luận:
Câu 1
(4 điểm)
Phản ứng nung vôi:
CaCO3 → CaO + CO2 (k) ΔH> 0
Khi nung đá vôi ở nhiệt độ cao ≈ 900 - 950oC để sản xuất vôi sống, yếu tố nhiệt độ làm tăng tốc độ phản ứng hóa học. Miệng lò hở để giảm áp suất của khí CO2 để chuyển dịch cân bằng.
Câu 2
(2 điểm)
Cân bằng: N2 + 3H2 ⇋ 2NH3 (1)
a. Áp dụng định luật tác dụng khối lượng cho cân bằng (1):
Kp = PNH32PN2PH23 = 220,38.(0,4)3 = 164,5 (atm) -2
b. Khi hút bớt H2, theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng thì cân bằng (1) sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch (chống lại sự giảm nồng độ hay áp suất riêng phần của H2). Do đó áp suất của N2 tăng là: 0,45 – 0,38 = 0,07 (atm), do đó áp suất riêng của NH3 giảm đi bằng 2 lần áp suất của N2 tăng: 0,07×2=0,14 (atm)
Vậy áp suất riêng phần của NH3 tại thời điểm cân bằng mới là:
2 – 0,14 = 1,86 (atm)
Áp dụng định luật tác dụng khối lượng cho cân bằng (1):
Kp = Kp = PNH32PN2PH23 = 1,862 (atm)-20,45 atm. PH23 = 164,5 (atm) -2
⇒ PH2 = 0,36 atm