III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Nhiệt độ thấp làm
- A. Giảm hấp thụ và vận chuyển K+ ở rễ cà chua.
- B. Tăng hấp thụ và vận chuyển K+ ở rễ cà chua.
- C. Giảm hấp thụ và vận chuyển Ag+ ở rễ cà chua.
- D. Tăng hấp thụ và vận chuyển Ag+ ở rễ cà chua.
Câu 2: Nhiệt độ không khí tăng trong ngưỡng nhất định
- A. Làm tăng tốc độ thoát hơi nước.
- B. Làm giảm tốc độ thoát hơi nước.
- C. Tốc độ thoát hơi nước không thay đổi.
- D. Không thể xác định được.
Câu 3: Phần lớn nước do rễ hút vào cây được thoát ra môi trường qua
- A. Thân cây.
- B. Lá cây.
- C. Rễ cây.
- D. Ngọn cây.
Câu 4: Trong nghề trồng lúa nước, việc nhổ cây mạ đem cấy sẽ giúp cây mạ phát triển nhanh hơn so với việc gieo thẳng. Nguyên nhân là vì
- A. Tận dụng đất khi chưa gieo cấy.
- B. Kích thích ra rễ con, tăng cường hấp thu nước và muối khoáng.
- C. Bố trí được thời gian thích hợp để cấy.
- D. Tiết kiệm được cây giống vì không phải bỏ bớt cây con.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Cân bằng nước là gì? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở cây?
Câu 2: Tại sao độ pH đất lại quan trọng đối với trao đổi nước và khoáng trong thực vật?
Bài Làm:
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
B |
A |
B |
B |
Tự luận:
Câu 1:
- Là tương quan giưa lượng nước rễ cây hút vào và lượng nước thoát ra ở lá cây.
- Các nhân tố như: Ánh sáng; Nhiệt độ; Nước trong đất; Độ thoáng khí trong đất; Hệ vi sinh vật vùng rễ.
Câu 2:
Độ pH đất ảnh hưởng đến khả năng tan của khoáng chất trong đất, từ đó điều chỉnh sự khả dụng và hấp thụ các nguyên tố vi lượng và đa lượng.