Dạng bài vận dụng định luật bảo toàn công

Bài 4: Hai ròng rọc động R1 và R2 và một ròng rọc cố định R3 được nối với nhau như hình vẽ. Một vật có khối lượng m = 80kg được treo vào ròng rọc R1. Khối lượng của các ròng rọc nhỏ không đáng kể.

Dạng bài vận dụng định luật bảo toàn công

a, Lực kéo F phải bằng bao nhiêu để vật nặng được kéo lên với tốc độ không đổi?

b, Muốn nâng vật nặng lên 3m thì lực F phải kéo dây thừng xuống một đoạn dài bao nhiêu?

Bài Làm:

Dạng bài vận dụng định luật bảo toàn công

a, Vật có trọng lượng: P = 10m = 10.80 = 800N

Khi vật nặng được kéo lên với tốc độ không đổi.

Đối với ròng rọc R1, ta có: f1 = f2 = $\frac{P}{2}$

Đối với ròng rọc R2, ta có: f3 = f4 = $\frac{f_{2}}{2}$ = $\frac{P}{4}$

Đối với ròng rọc R3, ta có: F = f3 = $\frac{P}{4}$ = $\frac{800}{4}$ = 200N

b, Khi kéo vật nặng lên cao ta đã được lợi về lực: $\frac{800}{200}$ = 4 lần.

Vậy ta sẽ phải chịu thiệt về đường đi cũng 4 lần. Ta sẽ phải kéo dây thừng một đoạn bằng: 3.4 = 12 lần

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Chuyên đề vật lý 8: Công cơ học và cơ năng

Bài 1: Một người dùng búa tác dụng một lực 450N vào một cái đinh, làm đinh cắm sâu vào gỗ 0,8cm. Nếu người đó tác dụng một lực 430N, thì phỉa đóng hai lần đinh mới cắm sâu vào gỗ 0,8cm. Đóng đinh bằng cách nào thì ít tốn công hơn.

Xem lời giải

Bài 2: Một vận động viên bơi lội tác dụng một lực đẩy hướng ra phía sau theo phương ngang có độ lớn trung bình 70N. Chiều dài mỗi sải tay bơi của anh là 1,65m. Tính công của vận động viên và công suất của cánh tay anh ta nếu anh ta đập tay 100 lần/phút.

Bài 3: Một xe chuyển động đều, lực kéo của động cơ là 1200N. Trong 1 phút công sản ra là 450000J. Tính vận tốc chuyển động của xe.

Xem lời giải

Bài 5: Người ta kéo vật khối lượng m = 24kg lên một mặt phẳng nghiêng có chiều dài s = 15m và độ cao h = 1,8m. Lực cản do ma sát trên đường là Fc = 36N.

a, Tính công của người kéo. Coi vật chuyển động đều.

b, Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng

Xem lời giải