Chỉ ra cách đánh dấu phần bị tỉnh lược được sử dụng trong hai văn bản Đăm Săn đi chinh phục Nữ thần Mặt Trời (SGK Ngữ văn 10, tập một) và Thử thách ngọt ngào. Trong các trường hợp trên, nếu không đánh dấu phần tỉnh lược bằng phần lược dẫn thì bạn có th

B.  TIẾNG VIỆT

1. Chỉ ra cách đánh dấu phần bị tỉnh lược được sử dụng trong hai văn bản Đăm Săn đi chinh phục Nữ thần Mặt Trời (SGK Ngữ văn 10, tập một) và Thử thách ngọt ngào. Trong các trường hợp trên, nếu không đánh dấu phần tỉnh lược bằng phần lược dẫn thì bạn có thể thay thế bằng cách đánh dấu nào?

2. Tác giả bài viết Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê trong SGK Ngữ văn 10, tập một đã trích dẫn mấy lần, các trích dẫn đã được chú thích rõ ràng hay chưa? Hãy trao đổi với các bạn ý kiến của mình.

3. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn dưới đây là so sánh hay ẩn dụ? Dựa vào đâu để bạn khẳng định như vậy? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy trong đoạn văn.

Dịu hiền thay mặt đất, khi nó hiện lên trước mắt những người đi biển bị Pô-dê-i-đông đánh tan thuyền trong sóng cả, gió to! Họ bơi, nhưng rất ít người thoát khỏi biển khơi trắng xoá mà vào được bờ. Mình đầy bọt nước, những người sống sót mừng rỡ bước lên đất liền mong đợi. Pê-nê-lốp cũng vậy, được gặp lại chồng nàng sung sướng xiết bao!

(Trích Thủ thách ngọt ngào, sử thi Ô-đi-xê)

4. Chỉ ra điểm khác biệt về đặc điểm của biện pháp so sánh trong các trường hợp sau:

a. Cũng như người đi câu ngồi trên mỏm đá cao, từ đầu cần câu dài tung xuống biển cái sừng bò hoang đựng mồi cho cá nhỏ rồi quang lên bờ những con cá câu được, còn giãy đành đạch; các bạn đồng hành của tôi bị lôi vào đá cũng giãy lên như vậy, và Xi-la ăn thịt họ ở cửa hang, trong khi họ đang kêu gào, hoảng hốt giơ tay về phía tôi cầu cứu. Đó chính là cảnh thương tâm nhất mà mắt tôi thấy được trong thời gian lênh đênh trên mặt biển tìm đường.

(Trích Gặp Ka-ríp và Xi-la, sử thi Ô-đi-xê) b. Nhà dài như một hơi chiêng, sàn hiện rộng như một hơi ngựa chạy.

(Trích sử thi Đăm Săn)

c. Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước.

(Trích sử thi Đăm Săn)

5. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) có sử dụng trích dẫn hoặc đánh dấu phần bị tỉnh lược, nói về một trong hai nội dung sau:

.a. Đặc điểm tính cách của một trong những nhân vật sử thi hay thần thoại đã học.

b. Tình cảm của con người đối với quê hương, gia đình.

Bài Làm:

Câu 1

– Chú ý đến hai đoạn lược dẫn ở đầu và cuối văn bản Thủ thách ngọt ngào, đoạn lược dẫn ở đầu văn bản và cuộc chú (2) cuối văn bản Đăm Săn đi chinh phục Nữ thần Mặt Trời.

– Suy nghĩ phương án thay thế các đoạn lược dẫn bằng dấu ba chấm trong móc vuông [...] và đặt kí hiệu tỉnh lược này ở vị trí phù hợp. – Với cuộc chú (2) ở cuối văn bản Đăm Săn đi chinh phục Nữ thần Mặt Trời, bạn có thể dùng một móc vuông [...] đặt ở cuối văn bản và như thế văn bản không cần cuộc chú (2) như hiện có nữa.

Câu 2

– Văn bản Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê có ba lần sử dụng trích dẫn nguyên văn, lần đầu trích dẫn lời của Tiến sĩ Nguyễn Duy Thiệu, Phó Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, hai lần sau trích dẫn lời của bà Đàm Thị Hợp, cán bộ Phòng Bảo tàng ngoài trời, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

– Các đoạn trích dẫn này đã nêu rõ được họ tên, chức danh nghề nghiệp, cơ quan công tác của người được trích dẫn. Lời trích nguyên văn được bổ trong ngoặc kép, sau dấu hai chấm, tách biệt với lòi thuyết minh của tác giả bài viết, theo quy cách trích dẫn của văn bản thông tin.

Câu 3

Câu trả lời cần đáp ứng hai yêu cầu (theo hai vế của câu hỏi). Với vế thứ nhất, bạn thực hiện các bước:

- Nhớ lại và phân biệt đặc điểm của hai biện pháp tu từ so sánh và ẩn dụ caidatric, nói ch thi, một phép so sánh thuộc có vế cấu trúc, nói chung, một phép so sánh thường có các thành tố:

(A); • Cái dùng để so sánh (B);

• Thuộc tính so sánh (t);

• Từ ngữ so sánh (“như”, “giống như”, “cũng như”, “cũng vậy”,...) để nối hai vế.

Trong khi đó, trong một ẩn dụ, chỉ hiện hữu duy nhất cái dùng để so sánh (B). Ví dụ: biển lúa.

- Khảo sát công thức, yếu tố: Đoạn văn có đủ các yếu tố của một phép so sánh: cái dùng để so sánh (cảm xúc của những người đi biển khi trông thấy đất liền, được đặt chân lên mặt đất sau chặng đường dài nguy hiểm) (B); cái được so sánh (cảm xúc của Pê-nê-lốp khi “được gặp lại chồng nàng”) (A); thuộc tính so sánh (dịu hiền thay, mừng rỡ, sung sướng xiết bao); từ ngữ so sánh (cũng vậy).

Kết luận: Đoạn văn sử dụng thủ pháp so sánh (theo kiểu sử thi của Hô-me-ro).

Với vế thứ hai, để đưa ra nhận định về tác dụng của biện pháp so sánh trong đoạn văn, bạn cần đọc kĩ đoạn văn, đặt nó trong bối cảnh tình huống gặp gỡ của hai vợ chồng người anh hùng sử thi (Pê-nê-lốp và Ô-đi-xê). Từ đó, đưa ra tác dụng của biện pháp so sánh trong đoạn văn.

Chẳng hạn: Biện pháp so sánh cho thấy vế 1) Hoá ra, ở quê nhà, để giữ được sự thuỷ chung vẹn tròn tình nghĩa, xứng đáng với người chồng bản lĩnh phi thường, Pê-nê-lốp cũng đã phải vượt qua biết bao sóng to gió lớn chẳng thua kém Ô-đi-xê trong suốt 20 năm; 2) Nỗi vất vả gian lao càng lớn, niềm vui sướng ngày gặp mặt càng lớn (Xem thêm gọi ý câu 5).

Câu 4

(a, b, c).

Bước 1: Nhận biết đặc điểm của biện pháp so sánh trong ba trường hợp

- Với đoạn (a): Muốn xác định đặc điểm của biện pháp so sánh, trước hết, bạn thực hiện như đã thực hiện ở bài tập 4. Các thành tố của phép so sánh trong đoạn (a) cái dùng để so sánh (con cá bị mắc câu) (B) cái được so sánh (các thuỷ thủ xấu số “bạn đồng hành của tôi" bị Xi-la bắt thuy thi cái c ăn thịt) (A), thuộc tính so sánh (giãy đành đạch, hoảng hốt giơ tay cầu cứu, giãy lên); từ ngữ so sánh (cũng như, cũng ... như vậy). Đây là cách so sánh quen thuộc trong sử thi của Hô-me-ro (lối “so sánh dài”).

– Với đoạn (b): Bạn khảo sát bằng công thức At như B. Nguyên tắc thẩm mĩ của phép so sánh, theo một số nhà ngôn ngữ học (như Hoàng Văn Hành), là A và B càng khác loại thì so sánh càng bất ngờ, thú vị, hiệu quả thẩm mĩ càng cao. So sánh trong đoạn (b) thể hiện điều này rất rõ chiều dài (t) của ngôi nhà Ê-đê (A) và độ ngân dài của một “hơi chiêng” kh

ác xa nhau về loại một bên là hình ảnh thị giác, vật thể – hữu hình một bên là hình ảnh thính giác, phi vật thể – vô hình. Tương tự “sàn hiện” hình ảnh tĩnh (A) như (t) “một hơi ngựa chạy” (B) hình ảnh động– Với đoạn (c). Lối so sánh quen thuộc nhưng về B vẫn mang đậm cảm quan thiên nhiên của cư dân núi rừng Tây Nguyên, về B là cả một chuỗi hình ảnh sinh động (Tôi tớ mang của cải về nhiều nhương đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng công nước).

Tóm lại, cũng là so sánh nhưng cách xây dựng hình ảnh so sánh ở mỗi trường hợp lại rất khác nhau. Đoạn (a) là dạng “so sánh dài”; (b) là dạng so sánh mà hai về rất khác nhau về loại; (c) là dạng so sánh chuỗi.

Câu 5

Quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt. Từ ngày xưa, tình yêu quê hương – tình cảm thiêng liêng luôn là nguồn mạch quán thông kim cổ, đông tây. Là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trí óc ta gắn với truyền thống tự hào, tinh thần tự tôn của dân tộc.

Chúng ta dễ dàng bắt gặp sự gắn bó của con người với quê hương như khoảnh khắc quây quần bên gia đình. Những người con, người cháu xa quê luôn ngóng chờ ngày quay trở về thăm gia đình, họ hàng. Họ luôn nhớ về những món ăn ông nấu mang đậm đặc sản của quê nhà. Hay là những tre hè oi bức ngồi nghe các câu chuyện cổ mà bà kể. Hay những giây phút tinh nghịch bạn bè cùng nhau vui đùa dưới gốc cây đa sân đình… Dù có đi thật xa, trải qua nhiều khung cảnh tươi đẹp thì chúng ta không bao giờ quên được cánh đồng lúa chín bát ngát, vàng rực một vùng. Những lũy tre xanh mướt từng khóm to mọc đầu làng đã trở thành dấu hiệu nhận biết khi trở về quê nhà.

Ý nghĩa của tình quê hương đối với mỗi người là rất to lớn. Nó giúp con người sống tốt hơn, lạc quan hơn, yêu thương hơn với những con người, cảnh vật xung quanh mình. Đó còn là động lực giúp con người luôn có ý thức phấn đầu hoàn thiện bản thân. Chúng ta ra sức học tập, rèn luyện bản thân để phát triển. Và từ đó tạo ra động lực đóng góp cho quê hương, xây dựng đất nước. Từng hành động tốt đẹp nhỏ đều góp phần khiến cho vùng đất yêu thương của chúng ta trở nên lớn mạnh hơn.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải SBT bài 2: Sống cùng kí ức của cộng đồng

A. ĐỌC

Bên dưới dạy và trả lời các chu hơi (10 Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi: THỬ THÁCH NGỌT NGÀO

(Trích sử thi Ô-đi-xê)

(Lược dẫn: Ô-đi-xê bảo mọi người đi tắm rửa, rồi mặc quần áo đẹp ca múa, cho người ngoài lầm tưởng trong nhà làm lễ cưới, dặn ai nấy giữ kín chuyện cho đến khi cha con lui về trang trại của La-éc-tơ, rồi sẽ bàn tỉnh sau. Ô-đi-xê cũng đi tắm.)

Khi Ô-đi-xê từ phòng tắm bước ra, trông người đẹp như một vị thần. Người lại về chỗ cũ, ngồi đối diện với Pê-nê-lốp, trên chiếc ghế bành ban nãy, rồi nói với nàng

* Tên văn bản do người biên soạn đặt.– Nàng thật là người kì lạ! Hẳn là các thần trên núi Ô-lem-po đã ban cho nàng một trái tim sắt đá hơn ai hết trong đám đàn bà yếu đuối, vì một người khác chắc không bao giờ có gan ngồi xa cách chồng như thế, khi chồng đi biền biệt hai mươi năm trời, trải qua bao nỗi gian truân, nay mới được về xứ sở. Thôi, già ơi! Già hãy kể cho tôi một chiếc giường để tôi ngủ một mình, như bấy lâu nay; vì trái tim trong ngực nàng kia là sắt.

Pê-nê-lốp khôn ngoan đáp

– Ngài kì lạ thật! Không, tôi không kiêu ngạo, không khinh ngài, cũng không ngạc nhiên đến rối trí đâu. Tôi biết rõ ngài như thế nào khi ngài từ giã I-tác-cơ ra đi trên một chiếc thuyền có mái chèo dài. Vậy thì, C-ric-lê! Già hãy khiêng chiếc giường chắc chắn ra khỏi gian phòng vách tường kiên cố do chính tay Ô-đi-xê xây nên, rồi lấy da cừu, chăn và vải đẹp trải lên giường

Nàng nói vậy để thủ chồng, nhưng Ô-đi-xê bỗng giật mình nói với người vợ chung thuỷ:

– Nàng ơi, nàng vừa nói một điều làm cho tôi chột dạ. Ai đã xê dịch giường tôi đi chỗ khác vậy? Nếu không có thần giúp đỡ thì dù là người giỏi nhất cũng khó làm được việc này. Nếu thần linh xê dịch đi thì dễ thôi, nhưng người trần dù đang sức thanh niên cũng khó lòng lay chuyển được nó. Đây là một chiếc giường kì lạ, kiến trúc của nó có điểm rất đặc biệt, do chính tay tôi làm lấy chứ chẳng phải ai. Nguyên trong sân nhà có một cây cảm lãm lá dài; nó mọc lên, khoẻ, xanh tốt và to như cái cột. Tôi kẻ cách giải phóng cản vì các her ninh quanh cây vàảm nam có, cối xay lên với đá tảng đặt thật khít nhau. Tôi lợp kĩ gian phòng, rồi lắp những cánh cửa bằng gỗ liền, đóng rất chắc. Sau đó, tôi chặt hết cành lá của cây cảm lãm lá dài, cố đẽo thân cây từ gốc cho vuông vắn rồi nảy đường mực, làm thành một cái chân giường, và lấy khoan khoan lỗ khắp chung quanh. Tôi bào tất cả các bộ phận đặt trên chân giường đó, lấy vàng bạc và ngà nam vào trang trí, và cuối cùng tôi căng lên mặt giường một tấm da màu đỏ rất đẹp. Đó là điểm đặc biệt mà tôi vừa nói với nàng. Nhưng nàng ơi, tôi muốn biết cái giường ấy hiện còn ở nguyên chỗ cũ, hay đã có người chặt gốc cây cảm lãm mà dời nó đi nơi khác.

Người nói vậy, và Pê-nê-lốp bủn rủn cả chân tay, nàng thấy Ô-đi-xê tả đúng mười mươi sự thực. Nàng bèn chạy ngay lại, nước mắt chan hoà, ôm lấy cổ chồng hôn lên trán chồng và nói:- Ô-đi-xê! Xin chàng chớ giận thiếp, vì từ xưa nay chàng vẫn là người nổi tiếng khôn ngoan. Ôi! Thần linh đã dành cho hai ta một số phận xiết bao cay đắng vì người ghét ghen ta, không muốn cho ta được sống vui vẻ bên nhau, cùng nhau hưởng hạnh phúc của tuổi thanh xuân và cùng nhau đi đến tuổi già đầu bạc. Vậy giờ đây, xin chàng chó giận thiếp, cũng đừng trách thiếp về nỗi gặp chàng mà thiếp không âu yếm chàng ngay. Thiếp luôn luôn lo sợ người đến đây, dùng lời đường mật đánh lừa, vì đòi chẳng thiếu gì người xảo quyệt, chỉ làm điều ác. Không, nàng E-len ở Ác-gốt, con gái của Dót, không bao giờ bước sang giường của người lạ nếu nàng biết trước, một ngày kia, những người con anh dũng của dân A-cai lại sẽ dẫn nàng về của nhà và xứ sở của nàng. Chắc hẳn mối tình nhục nhã của nàng là do một vị thần xui khiến, chứ không phải chính lòng nàng đã nghĩ ra đầu tiên cái tội lỗi khốc hại ấy, nó là nguyên nhân bao nỗi đau khổ của chúng mình . Giò đây, chàng đã đưa ra những chứng có rành rành, tả lại cái giường không ai biết rõ, ngoài chàng với thiếp và Ắc-tô-rít, một người thị tì của cha thiếp cho, khi thiếp về đây, và sau đó giữ của gian phòng vách tường kiên cố của chúng ta. Vì vậy, chàng đã thuyết phục được thiếp và thiếp phải tin chàng, tuy lòng thiếp rất đa nghi.

Nàng nói vậy, khiến Ô-đi-xê càng thêm muốn khóc. Người ôm lấy người vợ xiết bao thân yêu, người bạn đòi chung thuỷ của mình, mà khóc dầm dề. Dịu hiển thay mặt đất, khi nó hiện lên trước mắt những người đi biển bị Pô-dê-i-đông đánh tan thuyền trong sóng cả, gió to! Họ bơi, nhưng rất ít người thoát khỏi biển khơi trắng xoá mà vào được bờ. Mình đây bột nước, những người sống sót mừng rỡ bước lên đất liên mong đợi. Pê-nê-lốp cũng vậy, được gặp lại chồng nàng sung sướng xiết bao! Nàng nhìn chồng không chán mắt, và hai cánh tay trắng muốt của nàng cứ ôm lấy cổ chồng không nỡ buông rời.

Hai vợ chồng kể cho nhau nghe những đau khổ đã phải chịu đựng khi xa nhau. Sáng hôm sau, Ô-đi-xê về thăm cha là La-éc-to.

(In trong Ô-đi-xê, Phan Thị Miến dịch, Hoàng Thiếu Sơn giới thiệu,

NXB Văn học, in lần thứ hai, 1983, tr. 131 – 134)

1. Tóm tắt các sự kiện chính được kể trong văn bản trên.

2. Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Thử thách ngọt ngào là văn bản sú thi?

3. Tìm hiểu bối cảnh lịch sử – văn hoá, xã hội của sử thi Ô-đi-xê. Dựa vào tóm tắt nội dung sử thi Ô-đi-xê trong SGK và sự hiểu của bạn về tác phẩm, nếu các sự kiện chính đã diễn ra trước khi có cuộc hội ngộ giữa Ô-đi-xê và Pê-nê-lốp trong văn bản trên.

4. Theo bạn, văn bản trên tập trung thể hiện nét đặc điểm, tính cách nào của nhân vật Ô-đi-xê? Nét tính cách đó có tiêu biểu cho đặc điểm của nhân vật sử thi hay không? Giải thích ý kiến của bạn.

5. Phát biểu cảm nhận của bạn về nhân vật Pê-nê-lốp và cho biết: Xét trong tính chỉnh thể của văn bản, hình tượng Pê-nê-lốp có vai trò như thế nào trong việc thể hiện hình tượng người anh hùng Ô-đi-xê?

6. Cuộc trò chuyện giữa hai nhân vật Ô-đi-xê và Pê-nê-lốp sau hai mươi năm xa cách trong văn bản trên giúp bạn hiểu thêm điều gì về tính cách của mỗi nhân vật? Có người cho rằng Trong cảnh này, việc tác giả để cho các nhân vật nói nhiều đã làm mò đi vai trò của người kể chuyện. Cho biết ý kiến của bạn về ý kiến này.

7. Thử thách ngọt ngào chỉ là một trong nhiều nhan đề có thể đặt cho phần văn bản trên đây. Theo bạn nhan đề đó có phù hợp với nội dung câu chuyện được kể trong văn bản không? Nếu được yêu cầu đề xuất một nhan đề khác, bạn đề xuất nhan đề gì? Giải thích lí do,

8. Điền vào bảng dưới đây một đặc điểm mà bạn cho là nổi bật của các yếu tố: người kể chuyện, nội dung câu chuyện, điểm nhìn, lời của người kể chuyện trong tương quan với lời của nhân vật trong hai văn bản Thử thách Ka-rip và Xi-la trich sử thi Ô-đi-về (làm vi ngọt ngào và Gặp Ka-rip và Xi-la trích 

Các yếu tố

Gặp Ka-rípnvaf Xi-la

Thử thách ngọt ngào

Người kể chuyện

 

 

Nội dung câu chuyện

 

 

Điểm nhìn

 

 

Tương quan lời của người kể chuyện và lời của nhân vật

 

 

9. Chọn một đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ nói quá trong Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây hoặc Đăm Săn đi chinh phục Nữ thần Mặt Trời (trích sử thi Đăm Săn) và chỉ ra tác dụng của biện pháp ấy trong văn bản.

Xem lời giải

C. VIẾT

1. Dùng mẫu Bảng kiểm kĩ năng viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội để đánh giá văn bản Quan niệm về thần tượng (Bài 2).

2. Thực hiện các yêu cầu của đề bài dưới đây:

Đề bài: Viết bài văn nghị luận về một trong những vấn đề sau: • Ích lợi của hợp tác nhóm trong học tập và trong đời sống

[1] • Sự trợ giúp của gia đình, bạn bè đối với mỗi người có phải là luôn cần thiết ?

[2] • Nội quy nơi công cộng có làm hạn chế sự tự do, thoải mái của mỗi người?

[3] Bạn hãy:

a. Xác định đề tài, mục đích viết, người đọc mà bài viết hướng tới.

b. Tìm ý, lập dàn ý cho bài viết; kiểm tra về tính hợp lí của dàn ý (trao đổi với bạn cùng nhóm nếu có điều kiện) và chỉnh sửa, hoàn tất dàn ý của mình

c. Dựa vào dàn ý, viết đoạn mở bài và một trong số các đoạn thuộc phần thân bài; tự đánh giá, chỉnh sửa các đoạn văn đã viết (sử dụng nhà nàng nghĩ huấn đã sử dụng ở câu 1 ) bảng kiểm kĩ năng nghị luận đã sử dụng ở câu 1).

d. Viết tiếp các đoạn thân bài, kết bài và hoàn tất bài viết.

đ. Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm (sử dụng bảng kiểm kĩ năng nghị luận đã sử dụng ở câu 1).

Xem lời giải

C. NÓI VÀ NGHE

Thực hiện các yêu cầu của đề bài dưới đây:

Đề bài: Trình bày ý kiến của bạn về một trong những vấn đề sau:

• Ưu thế và ích lợi của hợp tác nhóm trong học tập và trong hoạt động thực tiễn.

[1] • Sự trợ giúp của gia đình, bạn bè đối với mỗi người có phải là luôn cần thiết?

[2] • Nội quy nơi công cộng có làm hạn chế sự tự do, thoải mái của mỗi người?

[3]

1. Bạn hãy:

a. Tìm ý, lập dàn ý cho bài trình bày.

b. Luyện tập và trình bày bài nói theo dàn bài đã chuẩn bị.

2. Giả định rằng, người nghe nếu lên một số câu hỏi liên quan đến các vấn đề trên, chẳng hạn:

– Nếu bắt gặp người vi phạm nội quy nơi công cộng, bạn sẽ xử lí thế nào?

– Luật giao thông đường bộ do ai quy định?

– Bạn đã từng giúp đỡ người già, trẻ em, người gặp khó khăn chưa?

Hãy kể tóm tắt về trường họp đó.

– Bạn có cho rằng họp tác nhóm trong học tập, trải nghiệm có thể sẽ có mặt trái của nó hay không? Mặt trái ấy (nếu có) là gì? Khắc phục như thế nào? Bạn có thể trích dẫn một số tục ngữ, thành ngữ để minh chứng thêm cho lập luận của mình hay không?

- Cho biết cách bạn sẽ tiếp nhận câu hỏi dành cho mình, nội dung trả lời và cách bạn đưa ra câu trả lời ấy.

Xem lời giải

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập