3. VẬN DỤNG (6 câu)
Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây?
- Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh mang lại thu nhập đều được gọi là việc làm.
- Trên thị trường lao động sẽ diễn ra sự thoả thuận về tiền lương, điều kiện và các quan hệ hợp đồng lao động.
- Thị trường việc làm là nơi xác định mức độ tiền lương, điều kiện làm việc và mức độ có việc làm của lao động.
- Các nhà tuyển dụng lao động ngày càng chú trọng vào lao động có trình độ chuyên môn, có kĩ năng mềm và thái độ tốt.
Câu 2: Em hãy xác định xu hướng tuyển dụng của thị trường trong các thông tin sau:
- Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Việt Nam đã kéo theo sự chuyển dịch đáng kể trên thị trường lao động. Nông nghiệp là ngành sử dụng lao động lớn nhất khi đất nước bắt đầu công cuộc đổi mới. Với sự tự do hoá và đa dạng hoá kinh tế, tỉ trọng việc làm trong nông nghiệp bắt đầu giảm nhanh chóng. Sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, bắt đầu từ những năm 1980, đã tiếp tục thay đổi thị trường lao động trong thập kỉ qua.
- Quá trình hội nhập quốc tế và yêu cầu chuyển đổi số nền kinh tế đã thúc đẩy các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, sáng tạo. Nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh tự động hoá, chuyển hướng sản xuất hiện đại, cung ứng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Do đó, các doanh nghiệp tập trung nhiều hơn vào việc tuyển dụng lao động chất lượng cao. Họ ưu tiên tuyển dụng lao động đã qua đào tạo, có chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng và thái độ làm việc tốt.
Câu 3: Em hãy nêu rõ mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm trong các thông tin sau:
- Thị trường lao động tiếp tục duy trì đà phục hồi. Lực lượng lao động, số người có việc làm và thu nhập bình quân tháng của người lao động đều tăng so với quý trước và so với cùng kì năm trước.
- Đầu tư nước ngoài gia tăng, thị trường việc làm rộng mở, thúc đẩy lực lượng lao động tham gia thị trường ngày càng nhiều. Các nhà đầu tư đòi hỏi lực lượng lao động có chất lượng cao nên thị trường lao động ngày càng có chất lượng.
Câu 4: Em có nhận xét gì về hành động của bạn T để sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động?
T là học sinh lớp 11. Em có năng khiếu hội họa và mong muốn trở thành kiến trúc sư. Gần đây, T thường tham gia các ngày hội hướng nghiệp dành cho học sinh Trung học phổ thông. T rất vui khi thu thập được nhiều thông tin về nghề nghiệp, cơ hội việc làm và thị trường lao động. T chia sẻ qua ngày hội, em hiểu hơn về điểm mạnh, điểm hạn chế của mình và có cái nhìn thực tế về việc chọn nghề. Quan trọng nhất, em nhận thấy mỗi học sinh cần phải xác định được trách nhiệm hoàn thiện bản thân. Tích cực học tập, nâng cao trình độ, kĩ năng sẵn sàng để tham gia thị trường lao động và lựa chọn được nghề nghiệp, việc làm phù hợp. Để thực hiện ước mơ của mình, T đã đăng kí tham gia các lớp học vẽ, tham gia hoạt động ở các câu lạc bộ mĩ thuật và nhiều hoạt động có liên quan khác.
Câu 5: Em hãy cho biết học sinh có trách nhiệm gì trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước nhằm tạo việc làm, kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?
Câu 6: Em hãy đọc thông tin sau và cho biết công dân cần chuẩn bị những gì để tham gia thị trường lao động?
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm thay đổi nền tảng, thúc đẩy các nền kinh tế truyền thống chuyển đổi sang kinh tế tri thức. Đổi mới, sáng tạo công nghệ làm gia tăng các yếu tố sản xuất – kinh doanh, tăng thu nhập, tiêu dùng, đầu tư cho nền kinh tế. Đồng thời, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội, tạo ra những thay đổi về việc làm, cả về cơ cấu lẫn bản chất công việc với sự xuất hiện ngày càng đông đảo các tầng lớp sáng tạo trong các lĩnh vực khoa học, thiết kế, văn hoá, nghệ thuật, giải trí, truyền thông, giáo dục, y tế,... Phân công lao động theo hướng các ngành, nghề đòi hỏi giảm thiểu các công việc chân tay, thu nhập thấp, các công việc có tính chất lặp đi, lặp lại. Nhiều lĩnh vực có khả năng tự động hoá cao, trong một số công đoạn không cần sự can thiệp của con người, đều được rõ bất thực hiện. Một bộ phận người lao động đang làm việc sẽ phải nghỉ hoặc tìm công việc khác thay thế, có thể thất nghiệp trong một thời gian dài.
(Theo Tạp chí Cộng sản, Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam, ngày 29 – 8 – 2022)
Bài Làm:
Câu 1:
- Không đồng tình vì các hoạt động sản xuất, kinh doanh mang lại thu nhập nhưng không bị pháp luật cấm mới được coi là việc làm.
- Đồng tình vì thị trường lao động là nơi thực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán và người mua sức lao động, thông qua các hình thức thoả thuận về giá cả và các điều kiện khác trên cơ sở hợp đồng.
- Đồng tình vì thông qua thị trường việc làm, người lao động có thể xác định được mức tiền công trong từng thời kì nhất định, điều kiện việc làm (thông tin cụ thể về doanh nghiệp, mức lương,…) và nhu cầu tuyển dụng.
- Đồng tình vì khoa học công nghệ càng phát triển đồng nghĩa với việc yêu cầu về trình độ chuyên môn, kĩ năng mềm của người lao động càng cao. Ngoài ra, thái độ tốt là yếu tố quyết định đến cơ hội việc làm của người lao động.
Câu 2:
- Xu hướng tuyển dụng của thị trường: giảm tỉ trọng lao động ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng lao động ngành công nghiệp và dịch vụ → Gia tăng số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ.
- Xu hướng tuyển dụng của thị trường:tuyển dụng lao động chất lượng cao, ưu tiên tuyển dụng lao động đã qua đào tạo, có chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng và thái độ làm việc tốt → Chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kĩ năng mềm.
Câu 3:
- Thị trường lao động tăng thúc đẩy thị trường việc làm (lực lượng lao động, số người có việc làm và thu nhập bình quân tháng của người lao động) tăng theo.
- Thị trường việc làm mở rộng, thúc đẩy thị trường lao động, tăng đầu tư nức ngoài và tuyển dụng lao động chất lượng cao.
Câu 4:
- Bạn T đã tích cực, chủ động tìm hiểu, tham gia các ngày hội hướng nghiệp để lựa chọn được nghề nghiệp và việc làm phù hợp với bản thân mình.
- Bạn đã xác định được trách nhiệm hoàn thiện bản thân, tích cực nâng cao trình độ, kĩ năng để sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động bằng cách: đăng kí tham gia các lớp học vẽ, tham gia hoạt động ở các câu lạc bộ mĩ thuật và nhiều hoạt động có liên quan khác.
Câu 5:
Trách nhiệm của học sinh:
- Học tập, rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.
- Tuyên truyền, vận động những người xung quanh ủng hộ, tích cực tham gia các hoạt động do Nhà nước, địa phương tổ chức để tạo việc làm.
- Phê phán hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.
Câu 6:
Để tham gia thị trường lao động, công dân cần:
- Trang bị những kĩ năng, kĩ thuật cần thiết để thích ứng với sự thay đổi của nền kinh tế và tìm hiểu các kiến thức cơ bản về kĩ năng mềm.
- Chuyển sang hệ thống kĩ năng trình độ công nghệ trung bình và chuyển đổi thành công để đáp ứng nhu cầu công nghệ với kĩ năng, kĩ thuật và kiến thức cao hơn.