3. VẬN DỤNG (8 câu)
Câu 1: Em hãy cho biết hành vi nào dưới đây thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội? Vì sao?
- Bà G tham gia biểu quyết bầu trưởng thôn.
- Người dân xã B giám sát việc thu các loại quỹ, lệ phí của xã
- Cô A tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Luật Đất đai
- Người dân ở Khu dân cư K tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Anh C yêu cầu Uỷ ban nhân dân xã giải quyết đăng kí khai sinh cho con.
Câu 2: Chỉ ra hậu quả của những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội trong các trường hợp sau
- Uỷ ban nhân dân thị trấn N không công khai thông tin về giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai để người dân giám sát theo quy định pháp luật. Việc làm này gây bức xúc trong nhân dân, dẫn đến khiếu nại vượt cấp kéo dài, ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về đất đai.
- Uỷ ban nhân dân phường Y đã không kịp thời tiếp nhận thông tin, ý kiến đóng góp của nhân dân trên địa bàn về quản lí an ninh trật tự. Việc làm này dẫn đến dư luận không tốt trong nhân dân, ảnh hưởng đến đời sống của người dân trên địa bàn.
Câu 3: Ông P và một số cán bộ hưu trí sinh sống tại quận H luôn quan tâm đến công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Khi có hội nghị lấy ý kiến người dân về dự thảo luật, ông đã tích cực tham gia góp ý kiến. Tuy nhiên, bạn ông P cho rằng đây không phải là trách nhiệm của mình nên không quan tâm. Em có nhận xét, đánh giá gì về hành vi thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở trường hợp trên?
Câu 4: Để thực hiện dự án xây dựng cầu bắc qua suối ở thôn C, xã A đã quyết định trích ngân sách địa phương để hỗ trợ người dân trong thôn 50% kinh phí, số còn lại chính quyền xã dự định huy động người dân đóng góp. Thôn C đã thông báo về việc tổ chức cuộc họp với mong muốn mọi người thảo luận và cho ý kiến về mức đóng góp kinh phí. Bác M rất hào hứng với thông tin trên nên từ sớm, bác đã sang nhà anh V để đi cùng anh. Nhưng anh V từ chối vì cho rằng xã đã có quyết định, nếu mọi người đến thì cũng không giải quyết được gì. Nếu là bác M, em sẽ xử lí tình huống trên như thế nào?
Câu 5: Sau ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, các bạn lớp 12 đến trường với niềm tự hào lớn trước các em lớp dưới vì đã lần đầu tiên được thực hiện quyền bầu cử của công dân. H hãnh diện khoe: “Tớ không chỉ có một phiếu đâu nhé. Cả bà và mẹ đều “tín nhiệm cao” giao phiếu cho tớ bỏ vào thùng phiếu luôn”. Nhận xét về hành động của H? Em có chia sẻ với H niềm tự hào đó không? Vì sao?
Câu 6: Trong dịp tổng kết các hoạt động về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Ban dân số, gia đình và trẻ em phường, bạn Vân - một học sinh lớp 9, rất muốn tham gia đóng góp ý kiến về các quyền của trẻ em nhưng lại băn khoăn không hiểu mình có được làm như vậy không?
- Theo em, Vân có được quyển tham gia góp ý kiến không? Vì sao?
- Vân có thể tham gia ý kiến bằng cách nào? Việc tham gia góp ý của Vân thể hiện quyền gì của công dân?
Câu 7: Hệ thống đèn chiếu sáng trên nhiều trục đường ở xã M còn thưa thớt nên ở đây thường xây ra tai nạn giao thông. Vì thế, xã có chủ trương huy động người dân đóng góp kinh phí để lắp đặt thêm hệ thống đèn trên các trục đường này. Xã M đã lên kế hoạch triển khai công việc và tổ chức họp lấy ý kiến của người dân. Tại cuộc họp, các vấn đề liên quan được đưa ra bàn bạc công khai, dân chủ nên nhận được sự đồng thuận cao. Do đó, chỉ trong vòng một tuần, hệ thống đèn đường đã được chiếu sáng hiệu quả, an toàn.
Nhận xét về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Câu 8: Bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm và nghĩa vụ của ai? Là học sinh, em cần phải làm gì để bảo vệ Tổ quốc?
Bài Làm:
Câu 1:
Các hành vi thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội:
- a. Vì bà G đang tham gia vào quá trình ra quyết định của cộng đồng xã hội. Bầu cử trưởng thôn là một hoạt động dân chủ, giúp xã hội được tổ chức, quản lý và phát triển tốt hơn.
- b.Vì người dân xã B đang thể hiện nghĩa vụ trong việc hỗ trợ, giúp đỡ chính quyền địa phương làm công tác quản lý tài chính và nguồn lực cộng đồng.
- c. Vì cô A đã sử dụng quyền của công dân trong việc tham gia vào quy trình lập pháp, đóng góp ý kiến, góp phần xây dựng các chính sách phù hợp với tình hình địa phương, xã hội.
- e. Vì hành động của anh C thể hiện quyền công dân trong việc đòi hỏi được xử lý các vấn đề cá nhân của mình với đầy đủ và kịp thời từ phía cơ quan nhà nước.
Câu 2:
Hậu quả của những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở trường hợp:
- Gây mất niềm tin, bức xúc trong nhân dân → Khiếu nại vượt cấp kéo dài.
- Ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về đất đai → Khó khăn trong việc thúc đẩy tinh thần trách nhiệm và xây dựng quyền lợi chung.
- Khiến người dân có cảm giác bất an, lo lắng → Ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hằng ngày.
- Gây bức xúc trong dư luận → Quan hệ giữa chính quyền và người dân trở nên căng thẳng.
Câu 3:
- Ông P đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của một công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội khi tích cực tham gia góp ý về dự thảo luật tại hội nghị lấy ý kiến của người dân.
- Trách nhiệm của công dân không chỉ là đóng góp tiền bạc mà còn là hoạt động tích cực tham gia vào công tác xây dựng, đóng góp ý kiến hình thành chính sách pháp luật của đất nước.
Câu 4:
- Bác M nên cố gắng thuyết phục anh V tham gia cuộc họp, giải thích rõ tầm quan trọng của việc thảo luận và đóng góp ý kiến để đưa ra được quyết định tốt nhất cho cộng đồng.
- Nếu anh V vẫn từ chối, bác M có thể tìm cách thuyết phục những người khác trong thôn tham gia cuộc họp và đóng góp ý kiến của mình.
Câu 5:
- H tự hào vì lần đầu tiên được thực hiện quyền bầu cử của công dân là rất chính đáng.
+ Tuy nhiên, việc H hãnh diện vì không chỉ bỏ một phiếu của mình mà còn bỏ phiếu thay cả bà và mẹ lại là một việc làm sai, cần phải phê phán.
- Em không thể chia sẻ niềm tự hào đó với H vì:
+ Nguyên tắc bầu cử trực tiếp đòi hỏi mỗi công dân phải tự mình lựa chọn các đại biểu xứng đáng mà mình tin cậy, tự mình thể hiện sự tính nhiệm đó trên lá phiếu và tự mình bỏ phiếu vào thùng phiếu.
+ Việc H làm đã khiến quá trình bỏ phiếu trở nên thiếu công bằng, trung thực và khách quan, thậm chí có thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.
Câu 6:
- Vân có thể tham gia góp ý kiến vì bạn cũng là công dân Việt Nam, được hưởng đầy đủ các quyền và có nghĩa vụ trong việc tham gia đóng góp, xây dựng ý kiến.
- Vân có thể tham gia ý kiến bằng cách trực tiếp nêu ra suy nghĩ, quan điểm của mình trong buổi tổng kết.
- Việc tham gia góp ý của bạn thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, cụ thể là đánh giá các hoạt động về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Ban dân số, gia đình và trẻ em phường.
Câu 7:
- Xã M đã có những quyết định rất đúng đắn đóng góp kinh phí hỗ trợ cho xã lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng trên nhiều trục đường để giảm thiểu tai nạn giao thông.
- Chính quyền xã đã tổ chức họp lấy ý kiến của người dân và tất cả các vấn đề liên quan được bàn bạc công khai, dân chủ để đưa ra quyết định tốt nhất.
=> Các cư dân đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
=> Việc lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng giúp bảo đảm một môi trường an toàn và thuận lợi cho giao thông của xã.
Câu 8:
- Bảo vệ Tổ quốc là trách nghiệp của toàn dân, là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của tất cả mọi người bất kể dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội hay độ tuổi,… nào.
- Để thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh phải:
+ Ra sức hoc tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự.
+ Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự, an ninh trong trường học và nơi cư trú.
+ Sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự và tích cực vận động người thân.
+ Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương,…