4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Nguyễn Văn N, 19 tuổi, là thanh niên hư hỏng, nghiện ma túy. Không có tiền để hút, N đã nảy ý định đi cướp xe máy. N tìm được người quen là Trần Văn A, 17 tuổi, bỏ học lang thang ở bến xe để cùng bàn kế hoạch đi cướp. Hai tên đã thuê người chở xe ôm, đến chỗ vắng chúng dùng dao uy hiếp, cướp xe máy và đâm lái xe ôm trọng thương (thương tật 70%). Căn cứ vào hành vi phạm tội của N và A là phạm tội có tổ chức, có kế hoạch và sử dụng hung khí nguy hiểm gây thương tích nặng cho nạn nhân, Tòa đã xử Nguyễn Văn N tù chung thân, Trần Văn A bị phạt tù 17 năm. Gia đình N cho rằng Tòa án xử như vậy là thiếu công bằng vì N và A cùng độ tuổi, cùng nhau thực hiện vụ cướp của giết người. Vậy theo em, thắc mắc của gia đình N là đúng hay sai? Vì sao?
Câu 2: Em hãy viết đoạn văn ngắn thể hiện quan điểm của bản thân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân.
Câu 3: Nhà văn người Pháp Anatole France từng nói “Luật pháp, với sự bình đẳng uy nghiêm, cấm cả người giàu lẫn người nghèo ngủ dưới cầu, ăn xin trên phố và trộm bánh mỳ.” Giải thích ý nghĩa câu nói trên theo cách hiểu của em.
Bài Làm:
Câu 1:
Thắc mắc của gia đình N là sai, vì:
- Đối với Nguyễn Văn N:
+ Toà án đã căn cứ vào quy định tại Điều 171, khoản 4, mục b, Bộ luật Hình sự 2015 về tội cướp tài sản: “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên” thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
+ Căn cứ vào các tình tiết của vụ án, Toà đã xử Nguyễn Văn N (19 tuổi) tù chung thân là đúng.
- Đối với Trần Văn A: tuy cùng thực hiện một tội phạm với Nguyễn Văn N, nhưng vì mới 17 tuổi, nên ngoài việc áp Điều 171, khoản 4, mục b, Bộ luật Hình sự 2015 về tội cướp tài sản, Toà còn áp dụng Điều 91, Bộ luật Hình sự về “Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội”.
=> Theo đó, mức hình phạt cao nhất được áp dụng đối với hành vi phạm tội này là không quá mười tám năm tù.
Câu 2:
Theo quan điểm của em, việc thực hiện các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân là cần thiết và không thể bỏ qua. Mỗi người dân đều có quyền được đối xử công bằng và không bị phân biệt đối xử bởi chủng tộc, tôn giáo hay giới tính. Vì vậy, những hành động vi phạm quy định pháp luật này cần phải bị xử lý nghiêm minh để tôn trọng và giữ gìn quyền bình đẳng của mỗi công dân. Em tin rằng việc thực hiện đúng và nghiêm túc các quy định pháp luật về quyền bình đẳng là cách hiệu quả để xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và phát triển bền vững.
Câu 3:
Câu nói của Anatole France đã nhấn mạnh vào quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Dù là ai, ở bất cứ địa vị xã hội nào, người giàu hay người nghèo, đều xứng đáng được đối xử công bằng để không ai phải “ngủ dưới cầu” hay “ăn xin trên phố”. Tất cả mọi người đều có nghĩa vụ và phải chịu trách nhiệm như nhau khi có hành vi vi phạm pháp luật (trộm bánh mì).