4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: So sánh địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc Bắc Bộ.
Câu 2: So sánh đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long về điều kiện hình thành và đặc điểm địa hình.
Câu 3: Trình bày những ảnh hưởng của địa hình đồi núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Bài Làm:
Câu 1:
Vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ:
- Độ cao thấp.
- Cao nhất vùng là Tây Côn Lĩnh là 2419m.
- Gồm nhiều dải núi cánh cung mở rộng về phía Đông Bắc, quy tụ ở Tam Đảo.
- Các dãy núi chính:
+ Cánh cung Sông Gâm.
+ Cánh cung Ngân Sơn.
+ Cánh cung Bắc Sơn.
- Địa hình đón gió mùa Đông Bắc vào sâu, khí hậu lạnh nhất cả nước, vành đai nhiệt đới xuống thấp.
- Địa hình cacxto phổ biến.
- Cảnh đẹp nổi tiếng: Ba Bể, Hạ Long.
Vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ:
- Độ cao lớn.
- Cao nhất vùng là Phan-xi-păng là 3143m.
- Gồm nhiều dải núi chạy song song, hướng Tây Bắc - Đông Nam.
- Các dãy núi chính:
+ Hoàng Liên Sơn.
+ Các dải núi biên giới Việt Lào (Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao, sông Mã).
- Địa hình cacxto phổ biến.
- Cảnh đẹp nổi tiếng: Sa Pa, Mai Châu.
Câu 2:
* Giống nhau:
- Đều là các đồng bằng châu thổ rộng lớn.
- Hai đồng bằng này đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.
- Địa hình tương đối bằng phẳng.
Khác nhau:
- Đồng bằng sông Hồng:
+ Diện tích: khoảng 15000 km2.
+ Do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ nên.
+ Có hình dạng tam giác cân, đỉnh là Việt Trì và đáy là đoạn bờ biển Hải Phòng - Ninh Bình.
+ Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển.
+ Có đê sông ngăn lũ vững chắc (dài trên 2 700 km), chia cắt bề mặt đồng bằng thành nhiều ô, thấp hơn mực nước sông ngoài đê từ 3 -7 m.
+ Vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, gồm các khu ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê được bồi tụ phù sa hàng năm.
- Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Diện tích: khoảng 40000 km2.
+ Do phù sa của hệ thống sông Mê Công bồi tụ nên.
+ Có dạng hình thang.
+ Địa hình thấp và bằng phẳng hơn, có độ cao trung bình 2 - 3 m so với mực nước biển.
+ Bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt; về mùa lũ nước ngập trên diện rộng, về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm cho 2/3 diện tích đồng bằng là đất phèn, đất mặn.
+ Đồng bằng có các vùng trũng lớn như: Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên,... là những nơi chưa được bồi lấp xong.
Câu 3:
Thuận lợi:
- Đối với công nghiệp: là nơi tập trung nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp.
+ Dự trữ thủy năng để phát triển thủy điện.
+ Tập trung các mỏ khoáng sản tạo khả năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.
- Đối với nông, lâm nghiệp:
+ Tài nguyên rừng và đất rừng phong phú tạo điều kiện phát triển lâm nghiệp.
+ Các cao nguyên thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc lớn.
- Đối với du lịch: khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp thuận lợi để hình thành các điểm du lịch nổi tiếng.
Khó khăn: Địa hình bị chia cắt mạnh, là nơi xảy ra nhiều thiên tai gây trở ngại cho các hoạt động kinh tế - xã hội (giao thông, khai thác tài nguyên, giao lưu kinh tế giữa các vùng,...).