4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)
Câu 1: Nêu một số biện pháp để bảo tồn sinh học ở Việt Nam.
Câu 2: Các vườn quốc gia có giá trị khoa học và kinh tế - xã hội như thế nào?
Câu 3: Nêu giá trị của tài nguyên sinh vật ở nước ta đối với đời sống và phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường.
Câu 4: Là một học sinh, em cần làm gì để bảo vệ tài nguyên sinh vật quý hiếm?
Bài Làm:
Câu 1:
- Một số biện pháp để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam:
+Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học.
+ Truyền thông về bảo vệ đa dạng sinh học, nâng cao ý thức về bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên.
+ Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ động vật quý hiếm; chống nạn săn bắt, sử dụng động vật hoang dã trái phép, khai thác thuỷ sản quá mức.
+ Tiếp tục duy trì và xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ các loài sinh vật, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên.
+ Bảo vệ và phục hồi môi trường sống cho các loài sinh vật, bao gồm cả môi trường
Câu 2:
- Giá trị khoa học:
+ Vườn quốc gia là nơi bảo tồn gen sinh vật tự nhiên.
+ Vườn quốc gia là cơ sở để nhân giống và lai tạo giống mới.
+ Vườn quốc gia là phòng thí nghiệm tự nhiên không gì thay thế được.
- Giá trị kinh tế - xã hội:
+ Phát triển du lịch sinh thái, nâng cao đời sống nhân dân địa phương (tạo việc làm, tăng thu nhập, phục hồi nghề truyền thống, các lễ hội tốt đẹp ở địa phương).
+ Tạo môi trường sống tốt cho xã hội (chữa bệnh, phát triển thể chất, rèn luyện thân thể,…)
+ Xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên.
Câu 3:
- Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống:
+ Cho các sản phẩm để làm thức ăn, làm thuốc, làm đẹp cho người.
+ Là cơ sở để phát triển du lịch.
+ Tạo thêm việc làm cho người lao động.
+ Nguyên liệu cho sản xuất thủ công nghiệp.
- Bảo vệ môi trường sinh thái:
+ Điều hòa khí hậu, giữ cho môi trường không khí trong lành.
+ Bảo vệ đất, chống xói mòn.
+ Cố định bồi đắp, chắn gió.
+ Hạn chế thiên tai lũ bùn, lũ quét, lũ đá…
Câu 4:
- Tăng cường, nâng cao quản lý bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật.
- Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
- Ban hành “sách đỏ Việt Nam”: để bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
- Quy định khai thác:
+ Cấm khai thác gỗ quý, khai thác gỗ trong rừng cấm.
+ Cấm săn bắt , khai thác trái phép sinh vật quý hiếm.
+ Cấm gây độc hại cho môi trường nước.
+ Cấm dùng các chất độc hóa học để đánh bắt, khai thác tài nguyên sinh vật.