Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 11 cánh diều bài 1: Lời tiễn dặn

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Phần (1) cho thấy tâm trạng, cảm xúc gì ở chàng trai?

Câu 2: Phần (1) cho thấy tâm trạng, cảm xúc gì ở cô gái?

Câu 3: Hãy nhận xét về nghệ thuật của đoạn trích.

Câu 4: Phân tích cử chỉ, hành động và tâm trạng của chàng trai lúc ở nhà chồng của người yêu.

Bài Làm:

Câu 1: 

- Chàng trai theo lí phải tiễn đưa cô gái đến tận nhà chồng nhưng chàng trai cho rằng mình không làm nổi điều đấy: “Anh yêy em, lẽ tiễn … anh quay đi”.

- Chàng trai muốn tìm về với chốn rừng xanh, muốn mượn nơi đó để cho vơi đi nỗi sầu của tình cảnh dường như tuyệt vọng này: “Chào chốn rừng xanh … suốt mất rồi”.

- Chàng thực sự cảm thấy đau xót đôi ta vừa gặp lại nhau đã phải chia xa, chàng không thể giữ được thứ theo lí không thuộc về mình: “Đôi ta yêu nhau … liền với ruộng”.

- Sau khi nghi cô gái cầu xin, chàng trai bày tỏ tinh thần, khao khát chung của cả hai người: “Đôi ta yêu nhau … goá bụa về già”.

Câu 2: 

- Cô gái buồn tủi khi nghe người yêu nói muốn quay lại, thôi không tiễn đưa cô đi nữa. Cô gái cầu xin chàng trai: “Đừng vội anh, đừng vội”.

- Cô gái dùng câu chuyện của sao Khun Lú, áng mây, chuyện hai người vẫn yêu nhau tha thiết dù trong thời gian vừa qua không được ở bên nhau,…để bày tỏ nỗi niềm: “Sao Khun Lú … đồng cỏ”, từ đó nhấn mạnh thêm lời cầu xin: “Đừng bỏ em trơ trọi giữa rừng / Đừng bỏ em giữa dòng sóng thác trào dâng!”.

Câu 3: 

Những điểm cần lưu ý:

- Sự kết hợp giữa nghệ thuật trữ tình (mô tả cảm xúc, tâm trạng) với nghệ thuật tự sự (kể sự việc, hành động)

- Truyện thơ đã kế thừa truyền thống nghệ thuật của ca dao trữ tình, sử dụng một cách nghệ thuật lời ăn tiếng nói của nhân dân.

- Các câu thơ sử dụng dày đặc các phép tu từ đặc sắc (như điệp từ, điệp ngữ) vừa tạo nên nhạc tính rắt réo cho câu thơ, vừa góp phần đắc lực tạo hình ảnh thơ.

Câu 4: 

  1. a) Văn bản lược đi một đoạn cô gái bị nhà chồng đánh đập đến ngã lăn ra bên miệng cối gạo, bên "máng lợn vầy", để rồi bắt đầu ngay bằng hai việc làm của chàng trai: chạy lại đỡ cô gái dậy, ân cần phủi áo, chải lại đầu cho cô gái, sau đó đi chặt tre về làm ống lam thuốc cho cô gái "uống khỏi đau".

Trong đoạn mở đầu phần thứ hai này ta thấy chàng trai đã có những cử chỉ, hành động biểu lộ niềm xót xa, thương cảm sâu sắc đối với người yêu – điều mà cô gái đang rất cần vào lúc này như cần một chỗ dựa về tinh thần. Mô tả cảnh người con gái ngay khi vừa mới về nhà chồng đã bị đánh đập, hành hạ thảm thương là một đề tài phổ biến của ca dao các dân tộc thiểu số nước ta, nó khái quát một sự thực đau lòng về số phận người phụ nữ ở xã hội miền núi lạc hậu ngày xưa.

  1. b) Tiếp đó là tâm trạng của chàng trai vừa xót xa cho cô gái vừa quyết tâm sẽ bằng mọi cách đón cô gái về đoàn tụ với mình. Đoạn bộc lộ tâm trạng và lòng quyết tâm này trong phần hai dài tới 23 câu (“Tơ rối đôi ta … không ngoảnh không nghe”). Tỉ lệ độ dài như vậy cũng phần nào cho thấy rằng tính trữ tình là tính chất chủ yếu của riêng đoạn trích này, đồng thời cũng là của toàn bộ tác phẩm.
  2. c) Mặt khác, cũng một ý nói lên lòng quyết tâm đoàn tụ mà phần này dành một số lượng câu lớn như thế, trong cách diễn tả lại sử dụng dồn dập nhiều hình ảnh ẩn dụ, so sánh tương đồng, sử dụng lớp lớp những câu thơ đặt theo một số mô hình cấu trúc chung, có những từ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần (để khẳng định ý chí đoàn tụ không gì lay chuyển được) là một đặc điểm nghệ thuật không chỉ nổi bật ở đoạn trích này. Đó còn là một lối nói quen thuộc trong ca dao của nhiều dân tộc thiểu số miền Bắc nước ta. Dân gian những vùng, miền dân tộc đó cảm thấy dường như phải nhắc đi nhắc lại nhiều một ý như vậy may ra mới thoả mãn phần nào những cảm xúc đang dâng đầy trong lòng những con người sống chất phác, mãnh liệt giữa thiên nhiên núi rừng cường tráng.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 cánh diều bài 1: Lời tiễn dặn

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Trình bày những hiểu biết của em về văn bản Lời tiễn dặn (tác giả, thể loại, nội dung,…)   

Câu 2: Hãy trình bày những hiểu biết của em về truyện thơ dân gian của dân tộc thiểu số.

Câu 3: Lời kể trong đoạn trích là lời của ai? So với một số tác phẩm viết bằng văn xuôi đã học, lời kể ở đây có điểm gì đặc biệt?

Câu 4: Phần (1) của đoạn trích có mấy lời nói? Hãy nêu nội dung của những lời nói đó.

Câu 5: Hãy nhận xét về tình cảnh của chàng trai và cô gái trong phần (1).

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Tại sao có thể nói những lời tiễn dặn tha thiết của chàng trai trong truyện chính là những lời phản kháng tập tục hôn nhân của dân tộc Thái xưa?

Câu 2: Viết một đoạn văn phân tích nghệ thuật của văn bản.

Câu 3: Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du có đoạn diễn tả tâm trạng Kim Trọng trở lại vườn Thuý, khi người yêu đã phải bán mình chuộc cha:

Vật mình vẫy gió tuôn mưa,

Dầm để giọt ngọc, thẫn thờ hồn mai.

Đau đòi đoạn, ngất đòi thôi,

Tỉnh ra lại khóc, khóc rồi lại mê...

Em hãy so sánh lối diễn tả tâm trạng Kim Trọng trong Truyện Kiều với lối diễn tả tâm trạng chàng trai trong đoạn trích Lời tiễn dặn (hình ảnh so sánh, hành động của hai nhân vật) để thấy nét đặc sắc khác nhau giữa truyện thơ bác học với truyện thơ dân gian.

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Viết bài văn phân tích phần 1 của văn bản

Câu 2: Viết bài văn phân tích phần 2 của văn bản.

 

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn ngữ văn 11 tập 1 cánh diều, hay khác:

Để học tốt Soạn ngữ văn 11 tập 1 cánh diều, loạt bài giải bài tập Soạn ngữ văn 11 tập 1 cánh diều đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.