Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 8 cánh diều bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX.

  1. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về hậu quả của Hiệp ước Nhâm Tuất đối với nền độc lập dân tộc?

“Hiệp ước Nhâm Tuất thừa nhận việc cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn; bồi thường cho Pháp 20 triệu phrăng (ước tính bằng 280 vạn lạng bạc),... Pháp sẽ “trả lại” tỉnh Vĩnh Long khi nào triểu đình buộc dân chúng ngừng chống Pháp”.

(Theo Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam,

Tập II, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr. 26)

Câu 2: Đoạn tư liệu dưới đây, em đánh giá thế nào về việc triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất với Pháp?

“Với Hiệp ước Giáp Tuất, tuy phải trả lại Hà Nội nhưng Pháp đã đặt được cơ sở chính trị, kinh tế, quân sự khắp các nơi quan trọng ở Bắc Kì. Hiệp ước năm 1874 báo trước thực dân Pháp nhất định quay trở lại chiếm hẳn Hà Nội khi có thời cơ tới”.

(Theo Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập II, Sđd, tr. 44)

Câu 3: Qua việc kí kết các Hiệp ước Giáp Tuất, Hác-măng và Pa-tơ-nốt, em đánh giá thế nào về thái độ của triều đình nhà Nguyễn trước cuộc tấn công xâm lược của thực dân Pháp?

Câu 4: Theo em, tại sao gọi là “phong trào Cần vương”? Nêu điểm chung của các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương.

Câu 5: Nêu nhận xét của em về phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX.

Câu 6: Theo em, cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương? Vì sao?

Câu 7: Cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế có điểm gì giống và khác nhau so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương?

Bài Làm:

Câu 1: 

Hiệp nước Nhâm Tuất đe dọa nghiêm trọng nền độc lập dân tộc, vi phạm chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Hiệp ước này cho thấy sự chính thức đầu hàng Pháp của triều đình Nguyễn, làm mất 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, khiến nhân dân ta phải chịu nhiều thiệt thòi.

Câu 2:

Việc triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất với Pháp cho thấy sự hoang mang và dao động vô căn cứ của triều đình, dẫn đến những việc làm ngu ngốc và tội lỗi với nhân dân ta. Với nội dung của hiệp ước này, triều đình Huế đã tiếp tục phản bội lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân, đồng thời lại tạo đà cho quân Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta.

Câu 3:

Việc kí kết hiệp ước Giáp Tuất, Hác-măng và Pa-tơ-nốt cho thấy sự yếu đuối, bất lực, bạc nhược của Triều đình Huế, không lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược mà nhanh chóng đầu hàng Pháp. Các bản Hiệp ước này đã từng bước đặt dấu chấm hết cho triều đại phong kiến Việt Nam với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến, đặt Việt Nam trước ách đô hộ của thực dân Pháp.

Câu 4:

- Gọi là “phong trào Cần vương” vì:

+ “Cần Vương” là giúp vua, mang nghĩa là phò vua giúp nước.

+ Phong trào Cần Vương thực chất là tập hợp hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang khắp cả nước từ năm 1885 đến năm 1896 với sự hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi.

- Đặc điểm chung của các phong trào Cần vương:

+ Phạm vi hoạt động: rộng lớn, diễn ra trên phạm vi cả nước, chủ yếu là Trung, Bắc Kì, về sau chuyển về vùng trung du, miền núi.

+ Lãnh đạo: gồm các văn thân sĩ phu yêu nước.

+ Mục tiêu chung: đánh Pháp, giành lại độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền đất nước, lập lại chế độ phong kiến.

+ Lực lượng tham gia: các văn thân sĩ phu yêu nước và nông dân, đồng thời có các tộc người thiểu số.

+ Hình thức đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang.

+  Kết quả: phong trào kéo dài hơn 10 năm, gây cho địch nhiều thiệt hại nhưng cuối cùng đã thất bại.

=> Đây là phong trào yêu nước trên lập trường phong kiến.

Câu 5:

Nhận xét về phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX:

- Phong trào Cần vương là một trong những phong trào giải phóng dân tộc xuất hiện sớm trong thời kỳ đầu thực dân Pháp xâm lược nước ta. Phong trào bắt đầu từ năm 1885 và kết thúc vào năm 1896.

- Dù thất bại nhưng phong trào đã gây cho Pháp tổn thất nặng nề, làm chậm bước tiến trong âm mưu bình định. Đồng thời, để lại nhiều bài học kinh nghiệm về xây dựng lực lượng, về chiến tranh du kích, về tổ chức đấu tranh cho phong trào giải phóng dân tộc sau này.

Câu 6:

Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương:

- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

- Thời gian tồn tại dài nhất, 11 năm từ năm 1885 đến năm 1896.

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.

Câu 7: 

- Điểm giống nhau giữa cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương:

+ Đều là phong trào yêu nước có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

+ Đều bị thất bại.

- Điểm khác nhau giữa cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế với các các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương:

 

Phong trào Cần vương

Khởi nghĩa nông dân Yên Thế

Người lãnh đạo

Các Văn thân sĩ phu yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương.

Nông dân, đứng đầu là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám)

Mục tiêu

Chống Pháp dành lại độc lập dân tộc

Mong muốn xây dựng cuộc sống bình đẳng và sơ khai về kinh tế xã hội.

Địa bàn

 hoạt động

Hoạt động rộng khắp Bắc Kỳ và Trung Kỳ

Hoạt động ở vùng núi Yên Thế của tỉnh Bắc Giang

Tính chất

Là phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến

Là phong trào nông dan mang tính tự phát

Thời gian

hoạt động

Phát triển qua 2 giai đoạn và kết thúc sớm hơn phong trào nông dân Yên Thế.

Phát triển qua 3 giai đoạn và kết thúc trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 cánh diều bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX.

  1. NHẬN BIẾT (12 câu)

Câu 1: Em hãy cho biết nguyên nhân nào khiến thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1874.

Câu 2: Nêu những nét chính về quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1862.

Câu 3: Nêu khái quát cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì từ năm 1862 đến năm 1874.

Câu 4: Nêu quá trình thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất và cuộc chiến đấu của quân dân ta.

Câu 5: Nêu những sự kiện chính về quá trình Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai và cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Bắc Kì.

Câu 6: Những bản điều trần, đề nghị cải cách của tầng lớp văn thân, sĩ phu Việt Nam gửi lên triều đình Huế ra đời trong hoàn cảnh nào?

Câu 7: Trình bày nội dung một số bản điều trần, đề nghị cải cách của tầng lớp văn thân, sĩ phu Việt Nam.

Câu 8: Những bản điều trần, đề nghị cải cách của tầng lớp văn thân, sĩ phu Việt Nam gửi lên triều đình Huế có được thực hiện không? Ý nghĩa của việc làm đó là gì?

Câu 9: Lập và hoàn thành bảng hệ thống (theo gợi ý dưới đây) về quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta (1858 – 1884).

Giai đoạn

Quá trình thực dân Pháp xâm lược

Thái độ và đối sách của triều đình Huế

Thái độ và hành động của nhân dân

Kết quả, ý nghĩa

1858 - 1873

 

 

 

 

1873 - 1884

 

 

 

 

Câu 10: Hãy cho biết nguyên nhân bùng nổ của phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX.

Câu 11: Trình bày một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX.

Câu 12: Trình bày diễn biến chính của khởi nghĩa nông dân Yên Thế.

Xem lời giải

  1. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Trình bày một vài hiểu biết của em về Nguyễn Tri Phương.

Câu 2: Trình bày một vài hiểu biết của em về Nguyễn Trường Tộ.

Câu 3: Trình bày một vài hiểu biết của em về Tôn Thất Thuyết.

Câu 4: Trình bày một vài hiểu biết của em về Phan Đình Phùng.

Câu 5: Trình bày một vài hiểu biết của em về Hoàng Hoa Thám.

Xem lời giải

  1. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Có ý kiến cho rằng “Triều đình nhà Nguyễn phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong việc mất nước”. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?

Câu 2: Giới thiệu về một nhân vật lịch sử tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884) theo các gợi ý sau:

- Đóng góp/vai trò của nhân vật trong cuộc kháng chiến.

- Địa danh, công trình hiện nay liên quan đến nhân vật mà em biết.

- Bài học mà em học được từ nhân vật.

Câu 3: Từ phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế, em rút ra được bài học gì cho công cuộc đấu tranh giành độc lập sau đó, cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Câu 4: Kể tên một số địa danh, đường phố,… mang tên người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế mà em biết.

Câu 5: Kể tên một số con đường, trường học, di tích lịch sử,…gắn với tên tuổi các nhà lãnh đạo phong trào chống Pháp trong những năm 1885 – 1896.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải lịch sử và địa lí 8 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải lịch sử và địa lí 8 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.