Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

  1. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Người dùng vũ lực cản trở công dân thực hiện quyển biểu tình của công dân có thể bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?   

Câu 2: Em hãy cho biết những hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng không gian mạng.   

Câu 3: Em hãy cho biết các hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện quyền tự do báo chí.

Câu 4: Em hãy cho biết hậu quả của hành vi tự do ngôn luận không kiểm soát?

Câu 5: Vì sao Nhà nước ban hành quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí nhưng phải đặt tất cả trong sự kiểm soát?

Bài Làm:

Câu 1: 

Theo Khoản 1 Điều 167 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chỉ, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, đã bị xử lí kỉ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Câu 2: 

- Hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

- Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;

- Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;

- Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng;

- Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

Câu 3:

- Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nội dung: phỉ báng, kích động chiến tranh, bịa đặt gây hoang mang dư luận, gây chia rẽ thù hằn,…

- Đăng, phát thông tin có nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc.

- Tiết lộ thông tin thuộc danh Mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật.

- Thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; thông tin về những chuyện thần bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng.

- Kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy; miêu tả tỉ mỉ những hành động dâm ô, hành vi tội ác; thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Câu 4: 

Những hậu quả của hành vi tự do ngôn luận không kiểm soát:

+ Có những hành vi bịa chuyện vu khống, phỉ báng cá nhân;

+ Bôi nhọ, phân biệt chủng tộc, tôn giáo, kích động bạo lực, gây hận thù và những hành vi đăng tải, phát tán thông tin sai lệch, xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền;

+ Bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc; thông tin sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

=>Gây khủng hoảng thông tin xã hội, dẫn đến bất ổn định an ninh trật tự xã hội.

Câu 5: 

Vì nếu không có sự kiểm soát, sàng lọc, những thành phần vin vào quyền sẽ làm ra các hành động trái với pháp luật gây ra tình hình mất ổn định an ninh xã hội.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

  1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Quyền tự do ngôn luận, báo chí của công dân được định nghĩa như thế nào?

Câu 2: Em hãy cho biết quyền tự do báo chí là gì?

Câu 3: Em hãy cho biết quyền tiếp cận thông tin là gì?

Câu 4: Em hãy nêu các biểu hiện của quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của nhân dân.

Câu 5: Những hành vi xâm phạm đến quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin sẽ bị xử phạt như thế nào? 

Câu 6: Công dân có trách nhiệm như thế nào về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

Xem lời giải

  1. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Anh Huy và anh Hải trao đổi với nhau về việc tìm hiểu thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh mình. Anh Huy thường hay theo dõi thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước qua kênh VTV 1, nhưng anh không hiểu làm thế nào để có thể biết được thông tin về tỉnh mình. Anh Hải đã tư vấn cho anh Huy có thể tìm hiểu qua kênh truyền hình của tỉnh, hệ thống đài phát thanh của địa phương, Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước trong tỉnh.

Ở trong trường hợp trên, anh Huy và mọi người nói chung có thể tìm hiểu thông tin về vấn đề mình quan tâm bằng cách nào?

Câu 2: Trong lúc mọi người ăn tối, ti vi có phát chương trình Thế giới động vật mà M yêu thích. Em tính xem một lát rồi mới đứng dậy vào bàn học. Thấy vậy, mẹ M ngay lập tức giục em đứng dậy đi học. M có bày tỏ muốn được xem chương trình vì có nhiều thông tin bổ ích nhưng mẹ của M nói rẳng chỉ có các chương trình gì liên quan đến việc học của em mới quan trong và cần xem. Theo em, mẹ của M có vi phạm về quyền tự do tiếp cận thông tin của con không?

Câu 3: Chị Lan muốn tìm hiểu thông tin về bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện mình để xây dựng các công trình công cộng. Chị Lan đến Ủy ban nhân dân huyện đề nghị được cung cấp thông tin về những nội dung này. Sau khi Lan trình bày về mong muốn của mình, chị đã được cung cấp đầy đủ những thông tin mà chị đề nghị và giải thích rõ cho chị về những nội dung trong thông tin.

Ở trường hợp trên, chị Lan đã thực hiện quyền của mình như thế nào? Đó là quyền gì?

Câu 4: Là một người dùng Facebook khá thường xuyên, chị P thường chia sẻ lại các mẹo làm đẹp được người khác đăng tải lên mà không biết thông tin từ các bài đăng đó đã được xác thực hay chưa. Theo em, việc làm của chị P có thể gây ra các hậu quả gì?

Câu 5: Việc ông A sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để tung các tin đồn nhảm không đúng sự thật sẽ bị phạt như thế nào?

Xem lời giải

  1. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Từ năm 2020 -2021, Nguyễn Thị B đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận, thông qua một số tài khoản trên mạng xã hội để viết bài, phát ngôn trực tiếp, đưa ra những thông tin sai sự thật, thiếu kiếm chứng về hoạt động của chính quyền địa phương. Những thông tin này có kích dộng, vận động, xúi giục, lôi kéo tụ tập đông người gây rối trật tự công cộng. Dù đã được các cơ quan chức năng nhiều lần mời làm việc, nhắc nhở, khuyến cáo nhưng B không chấp hành, tỏ thái độ xem thường pháp luật. Hành vi của Nguyễn Thị B đã bị Tòa án nhân dân huyện X xét xử, xử phạt tù 5 năm về tội lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, theo Khoản 1 Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Em hãy cho biết, trong tình huống trên, hành vi của Nguyễn Thị B đã dẫn đến hậu quả gì cho bản thân.

Nguyễn Thị B đã có những hành vi nào trái pháp luật?

Câu 2: Trong giờ học Giáo dục công dân, cô giáo đưa ra nội dung thảo luận liên quan đến bài học  quyền tự do ngôn luận “ Theo em các hành vi gửi đơn kiện ra toà  đòi quyền thừa kế có thể hiện quyền tự do ngôn luận không? Vì sao?”

Trong quá trình thảo luận, H có ý kiến “Hành vi gửi đơn kiện ra toà đòi quyền thừa kế là không thể hiện quyền tự do ngôn luận”

N thắc mắc “Hành vi đó thể hiện quyền tự do ngôn luận vì người gửi đơn có quyền bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình để bảo vệ quyền lợi”

Cả hai bạn ai cũng muốn khẳng định ý kiến của mình là đúng nhưng không ai giải thích được vì sao, em hãy dùng kiến thức của mình để giải thích cho các bạn vì sao nhé!

Câu 3: Khi đọc những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận. Bạn H cho rằng chỉ khi nào chúng ta được tự do phát ngôn mà không cần tuân thủ các quy định của pháp luật thì khi đó chúng ta mới thất sự có quyền tự do ngôn luận. Em hãy cho biết em có đồng ý với quan điểm của bạn H hay không? Vì sao?

Câu 4: Trước việc làm thiếu trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải để lại các hố ga không có nắp gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, ông B đã cung cấp thông tin cho báo chí kèm theo ảnh chụp rõ ràng về các hồ ga này.

Có người nói, hành vi này của ông B là thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận; nhưng lại có người cho rằng đây là quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do báo chí.

Em đồng ý với ý kiến nào trên đây? Vì sao?

Câu 5: Sau khi nghe đài phát thanh huyện phát thông tin về chủ trương của huyện cho các gia đình thuộc diện hộ nghòe vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh với mức lãi suất ưu đãi đặc biệt, chị B đã đến Ủy ban nhân dân huyện yêu cầu được cung cấp thông tin đầy đủ, cụ thể về việc này. Người cán bộ Ủy ban tiếp chị không cung cấp ngay thông tin cho chị B mà hẹn chị 4 ngày sau sẽ trả lời. Đến hẹn, chị B được người cán bộ này cung cấp thông tin sai lệch so với thông tin đã được phát qua đài phát thanh.

Theo em, người cán bộ Ủy ban nhân dân huyện có thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ công dân về tiếp cận thông tin hay không? Vì sao?

 

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải kinh tế pháp luật 11 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải kinh tế pháp luật 11 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.