-
THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Em hãy cho biết người bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm người khác bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Câu 2: Vì sao cần phải có luật bất khả xâm phạm về thân thể, bảo hộ tính mạng, danh dự, nhân phẩm của công dân?
Câu 3: Những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có thể gây ra các tổn hại như thế nào?
Câu 4: Em hãy cho biết về quy định xử phạt hành chính đối với cá nhân có các hành vi làm ảnh hưởng đến danh dự nhân phẩm của người khác.
Câu 5: Em hãy cho biết tội làm nhục người khác sẽ bị xử lí như thế nào?
Bài Làm:
Câu 1:
Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 156, Người nào thực hiện hành vi: Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiệm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.
Câu 2:
Nhà nước ban hành luật về luật bất khả xâm phạm về thân thể, bảo hộ tính mạng, danh dự, nhân phẩm để bảo vệ cho sự an toàn cho người dân.
Câu 3:
Những hành vi xâm phạm đến đến thân thể của công dân có thể gây ra những tổn hại:
Gây tổn hại đến sức khỏe tinh thần của người khác, tâm lí của người bị hại, làm mất đi thanh danh, sự uy tín của người khác.
Câu 4:
Một số quy định về xử phạt hành chính đối với cá nhân có các hành vi làm ảnh hưởng đến nhân phẩm của người khác:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích trêu ghẹo, xúc phạm danh dự; nhân phẩm của người khác.
Câu 5:
Pháp luật đã quy định: Người nào xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm…