Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 KN bài 3: Lạm phát

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Chỉ số CPI là gì? Nêu cách xác định tỉ lệ lạm phát thông qua chỉ số này.

Câu 2: Ở mỗi mức độ lạm phát, nền kinh tế - xã hội nước ta bị tác động như thế nào?

Câu 3: Tại sao chi phí sản xuất tăng cao, cầu tăng cao và phát hành thừa trong lưu thông là ba nguyên nhân cơ bản dẫn đến lạm phát?

Câu 4: Theo em, nhà nước có vai trò như thế nào trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát?

Bài Làm:

Câu 1:

- Chỉ số CPI là chỉ số giá tiêu dùng để đo giá cả một số lượng lớn hàng hoá, dịch vụ thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, dịch vụ y tế, giáo dục, năng lượng, nhà ở,… đối với mức tiêu dùng trung bình trong một thời gian nhất định.

- Cách xác định:

Tỉ lệ lạm phát $=\frac{CPI_{1}-CPI_{0}}{CPI_{0}}\times 100%$

Trong đó:

CPI1: Chỉ số giá tiêu dùng tại thời điểm hiện tại

CPI0: Chỉ số giá tiêu dùng ở thời điểm cần so sánh

Câu 2:

Tác động của các loại hình lạm phát đến nền kinh tế - xã hội nước ta:

- Lạm phát vừa phải: Trong điều kiện lạm phát thấp, giá cả thay đổi chậm, nền kinh tế được coi là ổn định. 

- Lạm phát phi mã: Gây bất ổn nghiêm trọng đến nền kinh tế. Đồng tiền mất giá nhanh chóng, lãi suất thực tế giảm, người dân tránh giữ tiền mặt.

- Siêu lạm phát: Nền kinh tế lâm vào khủng hoảng.

Câu 3:

- Chỉ phi sản xuất tâng cao: việc tăng giá các yếu tố đầu vào của sản xuất (như: xăng, dầu, điện, nguyên liệu....) đẩy chi phi sản xuất tăng cao khiến giá cả nhiều loại hàng hoá trên thị trường tăng gây lạm phát.

- Cầu tâng cao: do có yếu tố tác động làm tổng cầu tăng cao nhưng tổng cung không thay đổi dẫn đến mức giá chung tăng gây lạm phát.

- Phát hành thừa tiền trong lưu thông: khi lượng tiền phát hành vượt quá mức cần thiết làm xuất hiện tình trạng người giữ tiền sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn để mua một đơn vị hàng hoá, làm giá cá hàng hoá leo thang gây lạm phát.

Câu 4:

Nhà nước có vai trỏ quan trọng trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát:

- Luôn theo dõi biến động giá cả trên thị trường, duy trì tỉ lệ lạm phát ở mức cho phép.

- Đưa ra chính sách, biện pháp, sử dụng các công cụ điều tiết để kiềm chế, đây lùi lạm phát như: tăng lãi suất, giảm mức cung tiền, cắt giảm chi tiêu công, hỗ trợ thu nhập cho người gặp khó khăn, tăng cường quản lí thị trường, chống đầu cơ tích trữ hàng hoá, sử dụng dự trữ quốc gia đề bình ổn cung - cầu, bình ổn giá trên thị trường,…

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 kết nối bài 3: Lạm phát

1. NHẬN BIẾT (3 câu)

Câu 1: Thế nào là lạm phát? Kể tên các nguyên nhân cơ bản dẫn đến lạm phát?

Câu 2: Căn cứ vào mức độ lạm phát, liệt kê và nêu đặc điểm của các loại hình lạm phát ở nước ta? 

Câu 3: Lạm phát gây ra những hậu quả gì đối với nền kinh tế - xã hội?

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

  1. Mức giá chung của nền kinh tế tăng lên và sự sụt giảm giá trị đồng tiền là biểu hiện tình hình lạm phát đang tăng.
  2. Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ qua việc tăng 2% thuế giá trị gia tăng nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp.
  3. Tình trạng lạm phát trong nền kinh tế làm cho người giàu càng giàu hơn, còn người nghèo ngày càng nghèo hơn.
  4. Tỉ lệ lạm phát 774% là loại hình siêu lạm phát

Câu 2:  Em hãy cho biết những biến động sau đây có thể làm cho lạm phát tăng hay không? Vì sao?

  1. Tình trạng lũ lụt, hạn hán,… keo dài.
  2. Các ngân hàng nâng lãi suất tiền gửi, lãi xuất tái chiết khấu,…
  3. Giá xăng dầu tăng.
  4. Tăng cường sản xuất kinh doanh.

 Câu 3: Em hãy phân tích nguyên nhân gây ra lạm phát trong trường hợp sau

Tại quốc gia T, nhu cầu du lịch vào dịp cuối năm rất lớn nên nhu cầu mua sắm hàng hoá, dịch vụ và giá nguyên vật liệu đầu vào tăng dần. Đồng thời, do ảnh hưởng thị trường thế giới, giá xăng trong nước cũng được điều chỉnh tăng qua nhiều lần làm tăng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp. Điều này làm cho giá cả hàng hoá, dịch vụ đồng loạt tăng cao, tạo sức ép lớn lên tỉ lệ lạm phát ở quốc gia này.

Câu 4: Lạm phát tăng gây hậu quả gì cho doanh nghiệp và người lao động trong trường hợp sau

Doanh nghiệp A chuyên cung ứng nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp M trong nhiều năm qua. Gần đây, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao do ảnh hưởng giá nhập khẩu tăng làm cho giá cả các hàng hoá, dịch vụ đồng loạt tăng theo tạo sức ép lên tình hình lạm phát trong nước. Lo ngại cho sự đình trệ sản xuất do thiếu nguyên liệu đầu vào, doanh nghiệp M thúc giục doanh nghiệp A nhanh chóng kí hợp đồng cung ứng nguyên liệu cho sáu tháng cuối năm. Nhưng doanh nghiệp A yêu cầu tăng giá lên 40% thì hợp đồng mới thực hiện được. Chủ doanh nghiệp M buồn bã, chia sẻ: “Chắc phải tạm ngưng sản xuất thôi".

 Câu 5: Khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng lên liên tục trong một khoảng thời gian nhất định sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống kinh tế của gia đình em? 

Câu 6: Em hãy cho biết hành vi nào dưới đây vi phạm chủ trương, chính sách của nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát. Vì sao?

  1. Chấp hành quyết định về giá, biện pháp bình ổn giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  2. Bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ để kiếm lời.
  3. Lợi dụng tình hình kinh tế không thuận lợi để định giá mua, giá bán hàng hoám dịch vụ bất hợp lí.
  4. Đầu cơ, găm hàng chờ lên giá để trục lợi.

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Em đánh giá như thế nào về chính sách hỗ trợ sản xuất – kinh doanh để kiểm soát, kiềm chế lạm phát của Nhà nước và có nhận xét gì về việc làm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện D trong trường hợp sau:

Nhà nước thực hiện việc hỗ trợ thúc đẩy sản xuất – kinh doanh thông qua chính quyền địa phương. Huyện D nhận kinh phí từ ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa, gặp khó khăn do giá xăng dầu tăng cao. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện đã nhanh chóng tổ chức tổ công tác khảo sát theo đúng quy trình và trao tận tay các doanh nghiệp gặp khó khăn số tiền 1,5 tỉ đồng giúp họ theo kịp vụ cá đầu năm.

Câu 2: Nêu khoản a, b trong Điều 1, Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội do Chính phủ ban hành? 

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.