2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Để đảm bảo an toàn điện khi sử dụng ta cần phải làm gì?
Câu 2: Hãy nêu những lưu ý khi sửa chữa điện để đảm bảo an toàn điện.
Câu 3: Hãy kể tên một vài dụng cụ an toàn điện. Các dụng cụ này có điểm chung là gì?
Câu 4: Khi sử dụng bút thử điện, làm thế nào để biết vị trí cần kiểm tra có điện hay không?
Câu 5: Kìm điện thường có số ghi ở tay cầm như hình dưới (vị trí mũi tên). Hãy cho biết ý nghĩa của chỉ số này.
Bài Làm:
Câu 1:
Để đảm bào an toàn điện, khi sử dụng cần:
- Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện trước khi sử dụng: sử dụng bút thử điện, đồng hồ đo điện để kiểm tra độ cách điện của đồ dùng điện.
- Thực hiện nối tiếp đất cho các đồ dùng điện có vỏ kim loại thường xuyên tiếp xúc như: bình nước nóng, máy giặt, tủ lạnh,… bằng cách nối vỏ trực tiếp hoặc sử dụng các ổ cắm có chân tiếp đất (ổ cắm ba cực).
- Không vi phạm an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến áp.
- Sử dụng các thiết bị đóng, cắt bảo vệ chống quá tải chống rò điện.
Câu 2:
Khi sửa chữa điện cần:
- Cắt nguồn điện và treo biển thông báo trước khi sửa chữa.
- Sử dụng đúng cách trang bị bảo hộ và dụng cụ bảo vệ an toàn điện cho mỗi công việc.
Câu 3:
Dụng cụ an toàn điện phổ biến và thông dụng là tua vít điện, bút thử điện và kìm điện,… Các dụng cụ này có đặc điểm chung là được bọc cách điện, không thấm nước, dễ cầm.
Câu 4:
Để tay cầm bút chạm vào kẹp kim loại, đặt đầu bút thử điện vào vị trí cần kiểm tra. Nếu đèn báo sáng thì vị trí cần kiểm tra có điện. Ngược lại, nếu đèn báo không sáng thì vị trí đó không có điện.
Câu 5:
Chỉ số này cho biết ngưỡng điện áp cho phép.