Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Công dân 8 CD bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1. Môi trường là gì? Thành phần của môi trường bao gồm các yếu tố nào?

Câu 2. Thế nào là tài nguyên thiên nhiên? Tài nguyên thiên nhiên có quan hệ như thế nào đối với môi trường?

Câu 3. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Vậy theo em, chúng ta cần có biện pháp gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

Câu 4. Em hiểu thế nào là ô nhiễm môi trường? Việc môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác bừa bãi dẫn đến hậu quả như thế nào?

Câu 5. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống con người?

Câu 6. Thế nào là bảo vệ môi trường? Thế nào là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên? 

Câu 7. Em hãy chỉ ra những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Bài Làm:

Câu 1.

- Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Những điều kiện đó hoặc đã có sẵn trong tự nhiên (rừng cây, đồi núi, sông, hồ...) hoặc do con người tạo ra (nhà máy, đường sá, công trình thủy lợi, khói bụi, chất thải...)

- Thành phần của môi trường bao gồm các yếu tố như: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, hệ sinh thái, các khu dân cư, các khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên... và các hình thái vật chất khác.

Câu 2. 

- Tài nguyên môi trường là những của cải, vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống con người (rừng cây, các động vật, thực vật quý, hiếm, các mỏ khoáng sản, các nguồn nước, dầu, khí...)

- Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phân thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường. Mỗi hoạt động kinh tế khai thác tài nguyên dù tốt xấu đều có tác động đến môi trường.

Câu 3.

- Chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường.

- Tích cực tham gia các phong trào, hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương.

- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho người dân, cộng đồng, doanh nghiệp, thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế ít chất thải, kinh tế tuần hoàn, trồng rừng...

- Nghiêm cấm mọi hoạt động làm suy kiệt nguồn tài nguyên, hủy hoại môi trường.

- Phê phán, đấu tranh với các hành vi gây ô nhiễm môi trường và phá hoại tài nguyên thiên nhiên.

- Nếu thấy các hiện tượng, hành vi làm ô nhiễm môi trường, phá hoại tài nguyên thiên nhiên thì phải nhắc nhở hoặc báo với cơ quan chức năng có thẩm quyền để trừng trị theo đúng pháp luật những kẻ cố ý hủy hoại môi trường, phá hoại thiên nhiên.

Câu 4.

- Là sự làm thay đổi tính chất môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường.

- Môi trường bị ô nhiễm, hủy hoại môi trường, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác bừa bãi không có kế hoạch sẽ gây mất cân bằng sinh thái, làm cho môi trường bị suy thoái, điều đó dẫn đến hậu quả lớn: thiên tai, lũ lụt, ảnh hướng đến điều kiện sống, sức khỏe và tính mạng của con người.

Câu 5.

- Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.

Câu 6. 

- Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra.

- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, tu bổ, tái tạo những tài nguyên có thể phục hồi được.

Câu 7.

Những quy định của pháp luât về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:

+ Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.

+ Bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lí tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.

+ Bảo vệ môi trường gắn kết hài hoà với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.

+ Bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch.

+ Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lí và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Công dân 8 cánh diều bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1. Sắp tới, trường em dự định tổ chức cuộc thi tìm hiểu về chủ đề “Tuổi trẻ học đường với bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên”. Với tư cách là người tham dự cuộc thi em hãy trình bày hiểu biết của mình về vấn đề trên?

Câu 2. Em hãy nêu một vài ví dụ thực tế những việc làm gây ô nhiễm môi trường, phá hoại tài nguyên thiên nhiên và hậu quả?

Câu 3. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường? Em làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1. Hãy nêu một số hiện tượng con người đang khai thác bừa bãi, săn bắt, giết hại động vật quý hiếm mà em biết qua tìm hiểu sách báo, ti vi?

Câu 2. Theo em, mỗi học sinh cần phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?

Câu 3. Khi gặp những hành vi phá hoại môi trường và tài nguyên thiên nhiên, em cần phải làm gì để thực hiện trách nhiệm công dân?

Câu 4: Bà H và bà M là bạn chơi lâu năm, hai bà thường cùng nhau đi chợ, mua sắm đồ dùng cho gia đình. Bà H nay đi chợ với một chiếc giỏ mây cho tiện đựng đồ và giúp đỡ cần sử dụng nhiều túi nilong. Bà M thấy vậy liền có ý bảo hiện nay túi nilong có rất nhiều và tiện lợi, không cần thiết phải mang theo giỏ xách cho cồng kềnh bất tiện. Nếu em là  bà H trong tình huống đó em sẽ nói với bà M như thế nào?

 

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1. Em hãy giải thích câu thành ngữ “Rừng vàng biển bạc”

Câu 2. Để mở rộng sản xuất Nhà máy A đứng trước sự lựa chọn giữa 3 phương án. Theo em, nên chọn phương án nào?

Phương án 1: Sử dụng công nghệ tiên tiến, bỏ qua các vấn đề về môi trường, tiết kiệm để sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm.

Phương án 2: Sử dụng công nghệ tiên tiến và đầu tư thêm kinh phí cho việc bảo vệ môi trường, chấp nhận giá thành cao hơn.

Phương án 3: Mở rộng quy mô sản xuất, giữ nguyên công nghệ cũ (chỉ tăng số lượng).

Câu 3. A và B cùng tranh luận với nhau, A cho rằng việc đốt rừng làm nương rẫy là hành động vì con người. B cho rằng: hành động đó gây tác hại rất lớn với môi trường và cuộc sống của con người. Em đồng ý với ý kiến nào? Tại sao?

Câu 4. Quê nội của Hùng ở một xã thuộc huyện T. Trước đây, mỗi lần về thăm quê, Hùng rất thích thú, cứ muốn ở lại lâu vì ở quê có những rặng tre xanh, có hàng cau, hàng xoan thẳng vút soi bóng xuống ao, lạch trong xanh. Những ngày hè, đi trên con đường làng rợp bóng cây mát lịm… thật thú vị !

Bây giờ về thăm quê, nhất là vào những tháng hè, sao Hùng thấy ngột ngạt vì quê không còn nhiều bóng cây xanh. Ao, lạch bị san lấp gần hết để lấy đất xây nhà tầng. Đường làng láng xi măng làm hơi nóng bốc lên hầm hập.

Nếu em là người lãnh đạo của xã, em sẽ làm thế nào để vừa xây dựng nông thôn hiện đại vừa giữ được môi trường xanh, mát ?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải công dân 8 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải công dân 8 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.