CÂU 7. Việc dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Thăng Long (Hà Nội ngày nay) có ý nghĩa như thế nào với sự phát triển của văn minh Đại Việt?
Bài Làm:
- Về chính trị - văn hóa: một vùng đất với nhiều lợi thế, đồng thời là đầu mối giao thông, buôn bán quan trọng, địa hình rộng rãi là nơi hội tụ giao lưu văn hóa trong điều kiện có đầy đủ cơ sở kinh tế - xã hội, cư dân no ấm, văn hóa cũng dựa vào đó mà phát triển và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, để lại di sản Thăng Long văn hiến cho dân tộc. Cùng với việc xây dựng hoàng thành Thăng Long, đã trở thành trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước, chi phối một cách trực tiếp, điều hành mọi mặt của đời sống đất nước. Đồng thời thể hiện ý đồ chính trị của nhà cầm quyền là để dễ điều hành, quản lý nhân dân; bên cạnh đó dễ dàng thu nguồn nhân lực vật lực từ nhân dân dể phục vụ, nuôi sống bộ máy hành chính nhà nước và các giai cấp và tầng lớp thống trị.
- Về hành chính: do địa hình thuận lợi, lại nằm giữa trung tâm của đất nước lúc bấy giờ, nên việc thiết lập một mạng lưới hành chính một cách chặt chẽ từ trung ương lan tỏa ra những vùng xung quanh được tiến hành một cách có hệ thống, thậm chí đến những vùng cao ở Tây Bắc hay xuôi về phương Nam, từ đó có thể dễ dàng đưa quân đi và thiết lập cơ sở hành chính ở các nơi này.
- Về quân sự: ở Hoa Lư (Ninh Bình) là một địa bàn chật hẹp chỉ mang ý nghĩa phòng thủ là chính con tấn công và phát triển kinh tế thì rất khó khăn. Việc vận động chiến đấu của binh lính thủy bộ gặp phải nhiều trở ngại do địa hình núi non hiểm trở, chỉ thuận lợi cho việc phòng thủ; còn ở Đại La địa hình bằng phẳng, có nhiều nhánh sông chằng chịt thông thương ngược lên mạng bắc, qua phía tây, xuôi về phương nam và có nhiều sông đổ ra biển qua nghiều cửa sông, phù hợp với cách đánh vận động chiến của cả hai bộ phận quân thủy bộ, đặc biệt là thủy binh, thế mạnh quân sự chính của cư dân Đại Việt lúc bấy giờ. Với địa hình như thế có thể đưa quân đi tác chiến ở các khu vực tỏa ra từ trung tâm Thăng Long.
- Về kinh tế: đây là một vùng hậu cần quan trọng, một nơi đồng bằng trù phú mật ngọt, có khả năng cung cấp đầy đủ, thậm chí là dồi dào nguồn nhân lực, vật lực trong thời bình cũng như thời chiến. Trong thời bình, thì cung cấp lực lượng lao động phát triển kinh tế và nguồn lương thực thực phẩm nuôi sống bộ máy nhà nước và cư dân nơi đây. Trong thời chiến, thì cung cấp quân lực, lương thực thực phẩm, phương tiện chiến tranh và các loại vũ khí, trang thiết bị cho quân đội. Là một vùng có đất đai canh tác màu mỡ rộng lớn, cư dân đông đúc thuận lợi để phát triển nông nghiệp và nhiều ngành thủ công, thông qua việc giao lưu buôn bán qua nhiều con đường thủy bộ.