CÂU 3. Vì sao trống đồng Ngọc Lũ được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2012? Hãy tìm hiểu và trình bày ý nghĩa của các hoa văn trên trống đồng này.

CÂU 3. Vì sao trống đồng Ngọc Lũ được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2012? Hãy tìm hiểu và trình bày ý nghĩa của các hoa văn trên trống đồng này.

Bài Làm:

Miêu tả tóm tắt: Trống được xếp vào loại H1 – Heger. Mầu xanh xám. Trống có kích thước lớn, cấu trúc gồm các phần: Mặt, tang, thân  và chân trống. Giữa mặt trống đúc nổi ngôi sao 14 cánh, từ tâm ra có 16 vành hoa văn: hình học, cảnh sinh hoạt, vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến...Tang trống phình trang trí hoa văn hình thuyền, người, chim..., thân trống hình trụ đứng, chân trống hình nón cụt hơi choãi.

Trống đồng Ngọc Lũ có niên đại 2.500 năm cách ngày nay, được xếp vào loại H1 - Heger (theo sự phân loại dựa trên 165 chiếc trống đồng được biết đến thời điểm ấy của học giả F.Héger - người Áo - vào năm 1902), H1 là “loại cổ nhất, cơ bản nhất và từ loại này mà các loại khác ra đời”. Ngọc Lũ là một trong số không nhiều trống đồng giữ vai trò ấy. Tên của Ngọc Lũ – chiếc trống Đông Sơn cổ nhất, đẹp nhất và còn nguyên vẹn này - vốn không phải địa danh của nơi phát hiện như người ta thường nghĩ với các chiếc trống khác. Trống đồng Ngọc Lũ là hiện vật tiêu biểu nhất của nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng khu vực Đông Nam Á. Trong hàng ngàn chiếc trống được phát hiện từ trước đến nay, trống đồng Ngọc Lũ vẫn là chiếc trống có kiểu dáng và kích thước hài hòa, đề tài trang trí đẹp và phong phú nhất, phản ánh nhiều nét đặc trưng văn hóa của cư dân Lạc Việt. Trống đồng giữ một vị trí quan trọng trong sinh hoạt đa dạng của cư dân xã hội Đông Sơn. Trống đồng vừa là nhạc khí dùng trong những nghi lễ chính như: lễ mai táng, lễ hội... vừa là biểu tượng quyền lực của tầng lớp thống trị thời kỳ Hùng Vương dựng nước. Trên trống thể hiện những hình trang trí phong phú, diễn tả nhiều hình thái sinh hoạt khác nhau của xã hội Đông Sơn, qua đó hiểu thêm đời sống vật chất và tinh thần của tổ chức xã hội cư dân thời đại dựng nước. Trống đồng Ngọc Lũ là di vật độc đáo và tiêu biểu của văn hóa Đông Sơn, là biểu tượng của nền Văn minh Việt Cổ và có vị trí quan trọng trong đời sống của cư dân Đông Sơn và được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2012

 

 

 

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải SBT lịch sử 10 chân trời bài 15: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc

CÂU 1. Hãy tìm hiểu, mô tả và sắp xếp các sản phẩm gốm dưới đây theo thứ tự trước sau. Từ các sản phẩm đó, hãy cho biết đặc điểm nổi bật trong nghề gốm của các nền văn hoá Đông Sơn và tiền Đông Sơn.

 

Xem lời giải

CÂU 2. Hãy chọn hình ảnh các di vật đồ đồng Đông Sơn ở cột B với nhóm loại ở cột A và điền vào chỗ trống (......) dưới bảng. Quan sát các di vật và tìm ra đặc trưng của đồ đồng Đông Sơn. Kĩ thuật đúc đồng của cư dân Đông Sơn có điểm độc đáo nào?

 

Xem lời giải

CÂU 4. Hãy xác định hình ảnh nào dưới đây thể hiện tín ngưỡng phồn thực hoặc tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. Những hình tượng đó ảnh hưởng thế nào đến phong tục tập quán của người Việt cổ?

 

Xem lời giải

CÂU 5. Hãy tìm hiểu và thực hành cách gói bánh chưng, bánh giầy. Hai loại bánh này thế hiện tư tưởng gì của người Việt cổ? Vì sao hiện nay, chúng ta vẫn duy trì tập tục gói và ăn bánh chưng, bánh giầy vào dịp tết Nguyên đán?

Xem lời giải

CÂU 6. Yếu tố nào thúc đẩy nhà nước sớm ra đời ở khu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả?

Xem lời giải

CÂU 7. Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

 

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải SBT lịch sử 10 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Giải SBT lịch sử 10 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập