CÂU 3. Tìm hiểu và cho biết nét đặc trưng về trang phục của một số dân tộc dưới đây:

CÂU 3. Tìm hiểu và cho biết nét đặc trưng về trang phục của một số dân tộc dưới đây:

          

 

     

Bài Làm:

1. Người Ba Na:

  • Bộ trang phục gồm: Đàn ông mặc áo chui đầu, cổ xẻ, hở ngực, cộc tay, đóng khố hình chữ T. Phụ nữ mặc áo chui đầu, không xẻ cổ kết hợp với váy. Váy của phụ nữa Ba Na không được may lại mà nó chỉ là một tấm vải đen được quấn quanh thân dưới. 
  • Hoa văn: Các họa tiết trong trang phục của người Ba na là những hình khối đối xứng mang tính biểu tượng cao. Họa tiết đối xứng phản ánh quan niệm về vũ trụ, trời - đất, âm - dương lấy thiên nhiên làm hình mẫu. Mỗi tấm thổ cẩm được làm ra là một bức tranh thiên nhiên thu nhỏ từ những nét cách điệu hình học.

2. Người Gia Rai:

  • Bộ trang phục gồm: Nam giới Gia Rai đóng khố, mặc áo chui đầu. Áo của nam giới tầng lớp giàu có quyền thế có một vạt màu đỏ trang trí trước ngực. Khố có hai loại, khố hoa mặc trong ngày lễ lạt, khố trơn mặc thường ngày. Áo của đàn ông Gia Rai thân sau dài hơn thân trước, phủ qua mông. Nam giới còn có cách che thân trên bằng khăn choàng tạo thành dấu nhân trước ngực. Nữ giới mặc váy và áo chui đầu. Áo váy nữ có những dải trang trí mảnh màu xanh. Váy của phụ nữ Gia Rai buông dài tới mắt cá, mép vải ngoài cùng đáp sang sườn bên trái, để lộ một dải trang trí dọc biên vải.
  • Hoa văn: Hoa văn được trang trí thành những dải hẹp, chủ yếu là dải nằm ngang, màu đỏ xen trắng hoặc vàng nhạt.

3. Người Nùng:

  • Bộ trang phục gồm: Trang phục truyền thống của đồng bào Nùng, áo phụ nữ có ống tay rộng, cổ tay, cổ áo trang trí bằng những mảnh vải nhiều màu sáng nhưng màu chính vẫn là màu chàm, cài một hàng cúc bằng nút vải bên nách phải, đoạn cổ tay và lá sen đắp một miếng vải và bốn túi áo không có nắp; quần ống rộng có trang trí dưới gấu. Trang phục nam gồm có áo, quần, thắt lưng, khăn đội đầu, túi vải thêu, đồ trang sức bằng bạc…
  • Hoa văn: Những họa tiết thổ cẩm với những sắc mầu rực rỡ được khéo léo thêu trên nền sắc chàm dung dị tạo nên cái hồn của trang phục người Nùng.

4. Người Thổ Nghệ An:

  • Bộ trang phục gồm: Áo thường dùng chất vải thô, màu trắng, cổ viền, ống tay hẹp như áo cánh của phụ nữ Kinh. Áo của phụ nữ Thổ vùng là loại áo ngắn, ống tay dài, khác màu với thân áo, cổ tròn, khuy áo bấm. Khi mặc, áo thả lỏng ra bên ngoài. Đi cùng chiếc váy áo là chiếc thắt lưng màu xanh hoặc màu vàng thắt quanh hông, buộc hai đầu vào cạnh hông chứ không buộc thắt nút. 
  • Hoa văn: Sọc viền ngang chân váy.

5. Người Hà Nhì:

  • Bộ trang phục gồm: Áo, quần, khăn và rất phong phú cả về chất liệu và kiểu dáng, ...
  • Hoa văn: Những họa tiết trang trí trên trang phục truyền thống của người Hà Nhì  luôn thể hiện sự hòa hợp giữa yếu tố giữa con người và thiên nhiên. Các họa tiết trên trang phục còn phản ánh một phần cuộc sống, tập quán sinh hoạt văn hoá phong phú của dân tộc Hà Nhì. 

6. Người La Chí:

  • Bộ trang phục gồm: Đàn ông La Chí mặc quần lá tọa, áo năm thân, cài khuy áo nách phải, quấn khăn đầu và đeo vòng. Đối với trang phục nữ thì mặc áo tứ thân, đai buộc ngang thắt lưng có chùm dây bạc ngang hông phải, váy đến bắp chân, yếm, xà cạp chân; người lớn quấn khăn đầu, trẻ em thì đội mũ có gắn họa tiết phù hợp như hoa, đồng bạc,... 
  • Hoa văn: Tinh xảo không sặc sỡ nhưng khá độc đáo với các nét thêu thẳng hàng, hình zíc zắc, hình đồng hồ cá, hình cây lúa,... thể hiện những hình ảnh cuộc sống tăng gia sản xuất, anh em đoàn kết...;

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải SBT lịch sử 10 chân trời bài 19: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

CÂU 1. Hãy tìm hiểu thành phần dân tộc nơi em sinh sống (phường/xã/thị trấn) và hoàn thành nội dung theo bảng dưới đây:

Xem lời giải

CÂU 2. Tìm hiểu và hoàn thành bảng thông tin về đời sống vật chất và tinh thần một số dân tộc dưới đây:

 

Xem lời giải

CÂU 4. Trong năm 2020, Bộ Văn hoá, Thể thao và Dư lịch lựa chọn 6 lễ hội truyền thống các dân tộc thiếu số để phục dựng, bảo tồn gồm: Lễ hội truyền thống dân tộc Lào, tỉnh Điện Biên; Lễ hội truyền thống dân tộc La Chí, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang; Lễ hội truyền thống dân tộc Nùng, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang; Lễ hội truyền thống dân tộc Thái, tỉnh Yên Bái; Lễ hội truyền thống dân tộc S¡ La, tỉnh Lai Châu; Lễ hội truyền thống dân tộc Gia Rai, tỉnh Kon Tum.

Em hãy chọn 1 lễ hội trong số 6 lễ hội trên để tìm hiểu và cho biết vì sao phải phục dựng. Việc phục dựng các lễ hội truyền thống tốt đẹp có ý nghĩa gì với sự phát triển của văn minh Việt Nam hiện nay?

Xem lời giải

CẤU 5. Thành phần các dân tộc ở Việt Nam được phân chia theo tiêu chí nào? Vì sao phải phân chia theo các tiêu chí ấy?

Xem lời giải

CÂU 6. Địa bàn cư trú đã ảnh hưởng đến trình độ sản xuất của các dân tộc ít người ở Việt Nam như thế nào?

Xem lời giải

CÂU 7. Khoanh vào ý đúng.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải SBT lịch sử 10 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Giải SBT lịch sử 10 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập