Câu 1: Tính vận tốc góc ω

Câu 1:

Hai đĩa tròn có momen quán tính lần lượt là I­1 = 5.10-2 kg.m­2 và I2 = 3.10-2 kg.m2 đang quay đồng trục và cùng chiều với tốc độ góc $\omega _{1} = 10 $ rad/s và $\omega _{2} = 20$ rad/s. Bỏ qua ma sát ở trục quay. Sau đó hai đĩa dính vào nhau và cùng quay với tốc độ góc $\omega $. Tính vận tốc góc $\omega $

Bài Làm:

Áp dụng định luật bảo toàn momen động lượng: I1 $\omega _{1}$ + I­2 $\omega _{2}$ = (I1 + I2). $\omega $

$\Rightarrow $ $\omega  = \frac{I _{1}\omega _{1} + I_{2}\omega _{2}}{I_{1} + I_{2}} = \frac{5.10^{-2}.10 + 3.10^{-2}.20}{5.10^{-2} + 3.10^{-2}} = 13,75$ (rad/s)

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Bài 3: Momen của vật rắn

Câu 2:

Vành tròn có khối lượng m, bán kính R, momen quán tính đối với trục đối xứng đi qua tâm của vành tròn là I = m.R2, lăn không trượt trên mặt phẳng nghiêng góc 300. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua lực ma sát lăn trên mặt phẳng nghiêng. Tính gia tốc tâm của vành tròn.

Xem lời giải

Câu 3:

Trong chuyển động quay của vật rắn, đại lượng như khối lượng trong chuyển động của chất điểm là

A. momen động lượng.

B. momen quán tính.

C. momen lực.

D. tốc độ góc.

Xem lời giải

Câu 4:

Chọn câu sai.

A. Tích của momen quán tính của một vật rắn và tốc độ góc của nó là momen động lượng.

B. Momen động lượng là đại lượng vô hướng, luôn luôn dương

C. Momen động lượng có đơn vị là kg.m2/s.

D. Nếu tổng các momen lực tác dụng lên một vật bằng không thì momen động lượng của vật
được bảo toàn.

Xem lời giải