Bài tập cấu tạo của chất

Bài 1: Vì sao săm xe đạp đã được bơm căng, mặc dù không bị thủng hoặc rò van nhưng sau một thời gian thì săm vẫn bị xẹp đi?

Bài 2: Hai bạn Hiếu và An tranh luận về nước lỏng và băng tuyết. An nói: "Ở $0^{0}C$, nước lỏng đông đặc thành băng. Băng nhẹ hơn nước (do sự nở đặc biệt của nước) nên nó nổi trong nước. Vì nước lỏng và băng được cấu tạo từ một loại phân tử giống nhau, cho nên khoảng cách trung bình giữa các phân tử trong băng lớn hơn khoảng cách trung bình giữa các phân tử trong nước lỏng". Theo em, lập luận của An đúng hay sai?

Bài Làm:

Bài 1: Giữa các phân tử cao su dùng làm săm có khoảng cách nên phân tử không khí vẫn có thể thoát ra ngoài. Tuy nhiên, quá trình này xảy ra rất chậm.

Bài 2: An lập luận đúng. Khoảng cách trung bình giữa các phân tử trong băng lớn hơn khoảng cách trung bình giữa các phân tử trong nước.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Chuyên đề vật lý 8: Cấu tạo phân tử của các chất

Bài 3: Trên lí thuyết, người ta tính được tốc độ trung bình của các phân tử không khí trong phòng khoảng 500 m/s. Tốc độ này gấp đôi tốc độ của máy bay Bô-ing 747. Vậy tại sao khi bạn Lan mở lọ nước hoa dưới góc lớp thì vài giây sau cả lớp mới ngửi thấy mùi nước hoa?

Bài 4: Rèn là phương pháp gia công kim loại sử dụng áp lực và nhiệt độ. Nhiệt độ cao của lò nung làm cho khoảng cách giữa các nguyên tử trong vật kim loại, chúng trở nên dẻo hơn, nhờ đó áp lực do người thợ rèn tác dụng lên vật làm cho các nguyên tử bên trong vật sắp xếp lại, kết quả là vật được rèn theo hình dạng mong muốn. Hãy giải thích tại sao, sau đó người thợ rèn lại nhúng nhanh vật rèn vào nước lạnh?

Xem lời giải

Bài 5: Hai bình A và B thông với nhau và chứa nước cất. Rắc một ít muối ăn vào bình A. Sau đó vài giây, nếm nước ở bình B ta thấy nước có vị mặn. Hãy giải thích tại sao.

Xem lời giải