Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt tính nhiệt độ cuối cùng của hệ

Bài 4: Tại xưởng rèn, một bác thợ rèn nhúng con dao bằng thép có khối lượng 2,5kg đang nóng đỏ ở nhiệt độ 900$^{0}C$ vào trong bể nước lạnh. Nước trong bể có thể tích 200 lít và có nhiệt độ bằng với nhiệt độ ngời trời 27$^{0}C$. Bỏ qua sự truyền nhiệt cho thành bể và môi trường xung quanh. Hãy tính nhiệt độ của con dao khi có sự cân bằng nhiệt.

Bài Làm:

Gọi t là nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt.

Nhiệt lượng do con dao bằng thép tỏa ra là: Q1 = m1.c1.(t1 - t)

Nhiệt lượng do nước thu vào là: Q2 = m2.c2.(t - t2)

Vì bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường nên nhiệt lượng mà nước thu vào bằng nhiệt lượng do dao bằng thép tỏa ra.

Ta có: Q1 = Q2

=> m1.c1.(t1 - t) = m2.c2.(t - t2)

<=> (m1.c1 + m2.c2).t = m1.c1.t+ m2.c2.t2

<=> t = $\frac{m_{1}.c_{1}.t_{1}+m_{2}.c_{2}.t_{2}}{m_{1}.c_{1}+m_{2}.c_{2}}$ = $\frac{2,5.460.900+200.4200.27}{2,5.460+300.4200}$ = 28,2$^{0}C$

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Chuyên đề vật lý 8: Nhiệt lượng - Cân bằng nhiệt

Bài 1: Một ấm nước bằng đồng khối lượng 300g chứa 1 lít nước. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun nước trong ấm từ 15$^{0}C$ đến 100$^{0}C$. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K, của đồng là 380 J/kg.K.

Bài 2: Môt khối lượng nước 25 kg thu được một nhiệt lượng 1050 kJ thì nóng lên tới 30$^{0}C$. Tính nhiệt độ ban đầu của nước.

Xem lời giải

Bài 3: Đặt một cái ấm nhôm có khối lượng 400 gam chứa 2 lít nước sôi 100$^{0}C$ lên trên bàn để cho nước nguội đi. Sau 1h30 phút thì nước trong ấm có nhiệt độ bằng nhiệt độ 27$^{0}C$ của không khí trong phòng. Hỏi không khí trong phòng đã nhận bao nhiêu nhiệt lượng từ ấm truyền sang.

Xem lời giải

Bài 5: Một chậu bằng nhôm khối lượng 500g đựng 2 lít nước sôi. Phải thêm vào chậu bao nhiêu lít nước ở 20$^{0}C$ để có nước ở 35$^{0}C$? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K, của nhôm là 880 J/kg.K

Xem lời giải