3. Lập dàn ý cho đề bài sau: Trình bày quan niệm của em về câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn"

3. Lập dàn ý cho đề bài sau: Trình bày quan niệm của em về câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn".

Bài Làm:

Dàn ý cần đảm bảo những yêu cầu sau:

Mở bài:

  • Dẫn dắt và nêu vấn đề cần nghị luận, thể hiện quan điểm của em về tính xác đáng của vấn đề.

Thân bài:

  • Trình bày suy nghĩ của em về quan niêm "Uống nước nhớ nguồn". Giải thích các khái niệm: nước, nguồn, uống nước, nhớ nguồn.
  • Dẫn ra và phân tích các biểu hiện của quan niệm này ngày nay, nhất là ở giới trẻ khi được sống trong hòa bình, vào thời buổi kinh tế thị trường.
  • Chứng minh giá trị và ý nghĩa của quan niệm "Uống nước nhớ nguồn" trong các vấn đề của đời sống xã hội cũng như việc giáo dục thế hệ trẻ.
  • Bác bỏ những quan niệm, suy nghĩ chưa đúng về nghĩa cử ghi nhớ công ơn những người đi trước, ghi nhớ cội nguồn của mình,... trong "thế giới phẳng", khi mà suy nghĩ về cội nguồn, về công ơn của các thế hệ hi sinh thân mình cho độc lập, tự do, cho sự phát triển của đất nước ít được giới trẻ quan tâm.

Kết bài:

  • Khẳng định lại ý nghĩa và giá trị của quan niệm "Uống nước nhớ nguồn" trong đời sống hiện nay và tương lai.
  • Liên hệ bản thân về những hành động thiết thực để lan tỏa, khuyến khích những biểu hiện của tư tưởng "Uống nước nhớ nguồn" trong cộng đồng, đặc biệt là trong giới trẻ.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải SBT Ngữ văn 10 tập 2 cánh diều bài 5 thơ văn Nguyễn Trãi III Bài tập viết

1. Để viết được một bài nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng, đạo lí, các em không cần lưu ý điểm nào sau đây?

A. Nên tìm tòi đề tài cho việc viết từ các vấn đề tư tưởng, đạo lí mang tính thời sự và có liên quan đến thế hệ trẻ.

B. Vận dụng được kiến thức và những trải nghiệm trong thực tế để bài viết trở nên sâu sắc và có ý nghĩa xã hội hơn.

C. Xem kĩ lại câu chữ, trung thành với các bài thơ đã được học.

D. Bổ sung bài viết theo ba phần: mở bài, thân bài, kết bài, các luận điểm, lí lẽ được triển khai phải gắn bó mật thiết và xuất phát từ luận đề đã nêu.

Xem lời giải

2. Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Hãy đánh dấu v vào ô phù hợp.

Nội dung phát biểu

Đúng

Sai

(1) Nghị luận xã hội là kiểu bài mà người viết bàn bạc, trình bày quan điểm, trao đổi ý kiến về các vấn đề xã hội nhằm thuyết phục người đọc người nghe chấp nhận, đồng tình với quan điểm của mình

 

 

(2) Một bài văn nghị luận xã hội được tạo nên từ các luận đề, luận điểm, lí lẽ và các bằng chứng tiêu biểu, các yếu tố này lại có mối liên kết chặt chẽ với nhau.

 

 

(3) Bài nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng đạo lí chỉ cần nêu nhận xét, đánh giá về điểm tích cực, không được nêu điểm hạn chế, hoặc những biểu hiện lạc hậu của tư tưởng, đạo lí đó.

 

 

(4) Trong quá trình lập luận cần vận dụng các thao tác như giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh,...

 

 

Xem lời giải

4. Chọn một nội dung hoặc một phần trong dàn ý để viết thành đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng)

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải SBT ngữ văn 10 tập 2 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải SBT ngữ văn 10 tập 2 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập