Trắc nghiệm Địa lý 6 cánh diều học kì II (P1)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 6 cánh diều học kì II. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Châu lục nào giữ 90% lượng nước ngọt trên thế giới?

  • A. Châu Á
  • B. Châu Phi
  • C. Châu Mỹ
  • D. Châu Nam Cực

Câu 2: Độ muối của nước biển và đại dương là do:

  • A. Nước sông hòa tan các loại muối từ đất đá trong lục địa đưa ra.
  • B. Sinh vật sống trong các biển và đại dương đưa ra.
  • C. Động đất núi lửa ngầm dưới đấy biển và đại dương sinh ra. 
  • D. Hoạt động kiến tạo dưới biển và đại dương sinh ra.

Câu 3: Đất không có tầng nào sau đây?

  • A. Hữu cơ.
  • B. Đá mẹ.
  • C. Tích tụ.
  • D. Vô cơ.

Câu 4:  Ở miền ôn đới nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là do

  • A. Nước ngầm.
  • B. Nước mưa.
  • C. Băng tuyết.
  • D. Nước hồ.

Câu 5: Vùng núi cao quá trình hình thành đất yếu vì?

  • A.Trên núi cao áp suất không khí nhỏ
  • B.Nhiệt độ thấp nên quá trình phong hoá chậm
  • C.Lượng mùn ít
  • D.Độ ẩm quá cao

Câu 6: Lượng nước ngọt ở châu Nam Cực chủ yếu tồn tại ở dạng?

  • A.Nước ngầm
  • B.Băng
  • C.Giếng trời
  • D.Cả 3 đáp án trên

Câu 7: Khí hậu nhiệt đới gió mùa có kiểu thảm thực vật chính nào sau đây?

  • A. Rừng hỗn hợp. 
  • B. Rừng cận nhiệt ẩm. 
  • C. Rừng lá rộng. 
  • D. Rừng nhiệt đới ẩm. 

Câu 8: Đại dương nào chiếm tới 1/3 tổng diện tích bề mặt địa cầu và sở hữu điểm sâu nhất của lớp vỏ Trái Đất ?

  • A.Đại Tây Dương
  • B.Thái Bình Dương 
  • C.Nam Đại Dương
  • D.Ấn Độ Dương

Câu 9: Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu so với thực vật?

  • A.Nhiều hơn thực vật
  • B. ít hơn thực vật
  • C.Tương đương nhau
  • D.Tùy loài động vật.

Câu 10: Trên thế giới không có đại dương nào sau đây?

  • A. Ấn Độ Dương.
  • B. Bắc Băng Dương.
  • C. Đại Tây Dương.
  • D. Châu Nam Cực.

Câu 11: Ở đới nào sau đây thiên nhiên thay đổi theo bốn mùa rõ nét nhất?

  • A. Nhiệt đới.
  • B. Cận nhiệt đới.
  • C. Ôn đới. 
  • D. Hàn đới. 

Câu 12: Sông Boiling nằm ở lục địa nào ?

  • A.Bắc Mỹ
  • B.Nam Mỹ
  • C.Bắc Âu
  • D.Tây Âu

Câu 13: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào sau đây?

  • A. Xích đạo.
  • B. Hàn đới.
  • C. Cận nhiệt.
  • D. Nhiệt đới.

Câu 14:  Ở vùng đất đá thấm nước, nguồn nước nào sau đây có vai trò đáng kể trong việc điều hòa chế độ nước sông?

  • A. Hơi nước.
  • B. Nước ngầm.
  • C. Nước hồ.
  • D. Nước mưa.

Câu 15: Một số thực vật rừng và cây trồng tiêu biểu ở miền khí hậu nhiệt đới ẩm là?

  • A.Dừa, cao su
  • B.Táo, nho, củ cải đường
  • C.Thông, tùng
  • D.Chà là, xương rồng

Câu 16: Cửa sông là nơi dòng sông chính?

  • A.Tiếp nhận các sông nhánh
  • B.Đổ ra biển (hồ)
  • C.Phân nước ra cho sông phụ
  • D.Xuất phát

Câu 17: Thành phần nào sau đây chiếm tỉ lệ lớn nhất trong đất?

  • A. Nước.
  • B. Không khí.  
  • C. Vô cơ.
  • D. Hữu cơ.

Câu 18: Nước ngọt trên Trái Đất gồm có 

  • A. Nước ngầm, nước biển, nước sông và băng.
  • B. Nước mặt, nước biển, nước ngầm và băng.
  • C. Nước ngầm, nước ao hồ, sông suối và băng.
  • D. Nước mặt, nước khác, nước ngầm và băng.

Câu 19: Khu vực nào sau đây có dân cư thưa thớt? 

  • A. Nam Á.
  • B. Tây Âu.
  • C. Bắc Á.
  • D. Bra-xin.

Câu 20: Chọn câu miêu tả quá trình hình thành mưa đúng nhất?

  • A. Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước.
  • B. Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Tiếp đó hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất thành mưa.
  • C. Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp gió thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất thành mưa.
  • D. Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất thành mưa.

Câu 21: Châu lục nào có số dân ít nhất (so với toàn thế giới)?

  • A.Châu Á.
  • B.Châu Âu.
  • C.Châu Phi.
  • D.Châu Đại Dương.

Câu 22: Nguồn cung cấp hơi nước chính cho khí quyển là từ

  • A. Các dòng sông lớn.
  • B. Các loài sinh vật.
  • C. Biển và đại dương.
  • D. Ao, hồ, vũng vịnh.

Câu 23: Dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực nào sau đây?

  • A. Các trục giao thông.
  • B. Đồng bằng, trung du.
  • C. Ven biển, ven sông.
  • D. Hoang mạc, hải đảo.

Câu 24: Nhiệt độ trung bình năm cao nhất thường ở vùng

  • A. Chí tuyến.
  • B. Ôn đới.
  • C. Xích đạo.
  • D. Cận cực.

Câu 25: Ảnh hưởng rõ rệt nhất của con người đối với sự phân bố sinh vật trên Trái Đất thể hiện ở việc

  • A. Mở rộng thu hẹp diện tích rừng trên bề mặt trái đất.
  • B. Di chuyển giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này tới nơi khác.
  • C. Làm tuyệt chủng một số loài động vật, thực vật.
  • D. Tạo ra một số loài động, thực vật mới trong quá trình lai tạo.

Câu 26: Nhiệt độ trung bình ngày là kết quả tổng cộng nhiệt độ 3 lần trong ngày vào các thời điểm:

  • A. 9 giờ, 16 giờ, 24 giờ
  • B.  6 giờ, 14 giờ, 22 giờ
  • C.  5 giờ, 13 giờ, 21 giờ
  • D.  7 giờ, 15 giờ, 23 giờ

Câu 27: Thiên nhiên cung cấp những điều kiện cần thiết cho con người không gồm có

  • A. Ánh sáng.
  • B. Nguồn nước.
  • C. Không khí.
  • D. Nguồn vốn.

Câu 28: Theo anh chị tại sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?

  • A. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày ngắn hơn đêm, mùa đông ngày dài hơn đêm.
  • B. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày dài hơn đêm, mùa đông ngày ngắn hơn đêm.
  • C. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên chậm và nguội đi chậm hơn nước.
  • D. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước.

Câu 29: Để giải quyết vấn đề môi trường đòi hỏi phải có sự nỗ lực của

  • A. Quốc gia.
  • B. Khu vực. 
  • C. Mỗi vùng.
  • D. Toàn cầu.

Câu 30: Sự nóng lên của Trái Đất dẫn đến những hậu quả gì?

  • A. băng tan
  • B. nước biển dâng
  • C. thiên tai xảy ra thường xuyên, đột ngột và bất thường.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 31: Đâu là tác động tích cực của con người trong sản xuất lên môi trường tự nhiên?

  • A. Chăn nuôi gia súc theo mô hình vườn – ao - chuồng vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa bảo vệ được môi trường.
  • B.Trồng cây công nghiệp lâu năm vừa để sản xuất, vừa giúp phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường.
  • C.Xây dựng hồ thủy lợi, chứa nước phục vụ cho tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản.
  • D.Cả 3 đáp án trên

Câu 32: Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc (COP21) năm 2015 về biến đổi khí hậu diễn ra ở

  • A. Béc-lin (Đức).
  • B. Luân Đôn (Anh).
  • C. Pa-ri (Pháp).
  • D. Roma (Italia).

Câu 33: Tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái là do

  • A. Thiên tai tự nhiên.
  • B. Phát triển du lịch.
  • C. Khai thác quá mức.
  • D. Dân số đông và trẻ.

Câu 34: Nhiệt độ Trái Đất tăng lên nguyên do chủ yếu là do đâu?

  • A. Chặt phá rừng
  • B. sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch
  • C. Các khí thải làm mỏng tầng ôzon
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 35: Đâu là hoạt động tích cực của con người lên môi trường tự nhiên?

  • A.Đốt rừng lấy đất làm nương làm rẫy
  • B.Chăn nuôi gia súc theo mô hình vườn – ao - chuồng
  • C.Chất thải sản xuất được thải thẳng ra sông suối
  • D.Cả 3 đáp án trên

Câu 36: Nhiệt độ trung bình năm cao nhất thường ở vùng

  • A. Chí tuyến.
  • B. Ôn đới.
  • C. Xích đạo.
  • D. Cận cực.

Câu 37: Từ mặt đất trở lên, có các tầng khí quyển lần lượt nào dưới đây?

  • A. Bình lưu, tầng cao của khí quyển, đối lưu.
  • B. Đối lưu, bình lưu, tầng cao của khí quyển.
  • C. Bình lưu, đối lưu, tầng cao của khí quyển.
  • D. Đối lưu, tầng cao của khí quyển, bình lưu.

Câu 38: "Khí hậu của một nơi là sự......... tình hình thời tiết ở nơi nào đó, trong một thời gian dài, từ năm nay này qua năm khác và đã trở thành quy luật". Điền vào chỗ chấm?

  • A. Lặp đi lặp lại
  • B. Thay đổi
  • C. Biến chuyển
  • D. Chuyển đổi

Câu 39:  Khí quyển chứa loại khí nào nhiều nhất?

  • A.Nitơ
  • B.Ôxy
  • C.Agon
  • D.Cacbon điôxít

Câu 40: Cách tính nhiệt độ trung bình tháng nào dưới đây là đúng?

  • A. Nhiệt độ các ngày chia số ngày
  • B. Nhiệt độ các ngày cộng số ngày
  • C. nhiệt độ các ngày nhân số ngày
  • D. Nhiệt độ các ngày chia số giờ

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ