[KNTT] Trắc nghiệm KHTN 6 chương VII: Đa dạng thế giới sống (Phần 1)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn khoa học tự nhiên chương 7: Đa dạng thế giới sống sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tiêu chí nào sau đây được dùng để phân loại sinh vật?

(1) Đặc điểm tế bào

(2) Mức độ tổ chức cơ thể

(3) Môi trường sống

(4) Kiểu dinh dưỡng

(5) Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn

  • A. (1), (2), (3), (5).                     
  • B. (2), (3), (4), (5).
  • C. (1), (2), (3), (4).                    
  • C. (1), (3), (4), (5).

Câu 2: Đâu là bậc phân loại thấp nhất?

  • A. Giống.
  • B. Loài.
  • C. Bộ.
  • D. Họ.

Câu 3: Có bao nhiêu bước để xây dựng khoá lưỡng phân?

  • A. 2 bước.        
  • B. 3 bước.              
  • C. 4 bước.              
  • D. 5 bước.

Câu 4:  Vi khuẩn là:

  • A. Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân sơ, kích thước hiển vi.
  • B. Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân thực, kích thước hiển vi.
  • C. Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi.
  • D. Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi.

 Câu 5:  Vật chất di truyền của một virus là?

  • A. ARN và AND.
  • B. ARN và gai glycoprotein.
  • C. ADN hoặc gai glycoprotein.
  • D. ADN hoặc ARN.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây là đúng khi nói về nguyên sinh vật?

  • A. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.
  • B. Nguyên sinh vật là nhóm động vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.
  • C. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
  • D. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đa bào, nhân thực, kích thước lớn, có thể nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường.

Câu 7: Bào tử đảm là cơ quan sinh sản của loại nấm nào sau đây?

  • A. Nấm hương.               
  • B. Nấm bụng dê.
  • C. Nấm mốc.                  
  • D. Nấm men.

Câu 8: Thực vật được chia thành các ngành nào?

  • A. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín.                       
  • B. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín.
  • C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm.                 
  • D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết.

Câu 9: Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là?

  • A. Hình thái đa dạng.                
  • B. Có xương sống.
  • C. Kích thước cơ thể lớn.          
  • D. Sống lâu.

Câu 10: Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất?

  • A. Hoang mạc.                          
  • B. Rừng ôn đới.
  • C. Rừng mưa nhiệt đới.           
  • D. Đài nguyên.

Câu 11: Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì với chúng ta?

(1) Gọi đúng tên sinh vật

(2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại

(3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và trong thực tiễn

(4) Nhận ra sự đa dạng của sinh giới

  • A. (1), (2), (4).                
  • B. (1), (2), (3).                 
  • C. (2), (3), (4).
  • D. (1), (3), (4).

Câu 12: Đặc điểm đối lập của con chim gõ kiến và con chim đà điểu là?

  • A. Biết bay và không biết bay.
  • B. Có lông vũ và không có lông vũ.               
  • C. Có mỏ và không có mỏ.
  • D. Có cánh và không có cánh.                      

Câu 13: Vì sao lại nói vi khuẩn là sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn giản nhất trong thế giới sống?

  • A. Vì cấu tạo vi khuẩn chỉ gồm 1 tế bào nhân sơ.
  • B. Vì vi khuẩn có kích thước nhỏ nhất.
  • C. Vì vi khuẩn có khối lượng nhó nhất.
  • D. Vì vi khuẩn chưa có nhân hoàn chỉnh.

Câu 14: Loài nguyên sinh vật nào có khả năng cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước?

  • A. Trùng roi.          
  • B. Tảo.         
  • C. Trùng giày.        
  • D. Trùng biến hình.

Câu 15: Thực vật có vai trò gì đối với động vật?

  • A. Cung cấp thức ăn.                 
  • B. Ngăn biến đổi khí hậu.
  • C. Giữ đất, giữ nước                 
  • D. Cung cấp thức ăn, nơi ở.

Câu 16: Các loài nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh?

  • A. Ruồi, chim bồ câu, ếch.                  
  • B. Rắn, cá heo, hổ.
  • C. Ruồi, muỗi, chuột .                         
  • D. Hươu cao cổ, đà điểu, dơi.

Câu 17: Cho các vai trò sau:

(1) Đảm bảo sự phát triển bền vũng của con người

(2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận

(3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người

(4) Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu

(5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người

Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?

  • A. (1), (2), (3)                
  • B. (2), (3), (5)                
  • C. (1), (3), (4)               
  • D. (2), (4), (5)

Câu 18: Quan sát sơ đồ phân loại dưới đây và xác định các bậc của loài Gấu trúc trong hàng thứ tư từ trên xuống.

  • A. Họ Gấu, Bộ Ăn Thịt, Lớp Thú, Ngành Dây Sống, Giới Động Vật.
  • B. Họ Gấu, Bộ Ăn Thịt, Lớp Thú, Ngành Dây Sống, Giới Thực Vật.
  • C. Họ Ăn Thịt, Lớp Thú, Ngành Dây Sống, Giới Động Vật.
  • D. Họ Gấu, Bộ Thú, Ngành Dây Sống, Giới Động Vật.

Câu 19: Biện pháp nào hữu hiệu nhất để phòng bệnh do virus là?

  • A. Có chế độ dinh dưỡng tốt, bảo vệ môi trường sinh thái cân bằng và trong sạch.
  • B. Chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tập thể dục, sinh hoạt điều độ.
  • C. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
  • D. Sử dụng vaccine vào thời điểm phù hợp.

Câu 20: Nấm độc khác với nấm thường ở điểm nào?

  • A. Hình thức sinh sản.
  • B. Cấu tạo tế bào.
  • C. Có thêm một lớp bao quanh thân nấm ở dưới phiến mũ nấm, gọi là vòng cuống nấm và bao gốc nấm.
  • D. Môi trường sống.

Câu 21: Bước nhuộm xanh methylene khi làm tiêu bản quan sát vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối có ý nghĩa gì?

  • A. Làm tăng số lượng vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối.
  • B. Phóng to các tế bào vi khuẩn để quan sát.
  • C. Tiêu diệt các sinh vật khác trong nước dưa muối, cà muối.
  • D. Vi khuẩn bắt màu thuốc nhuộm, dễ quan sát.

Câu 22: Bước quan trọng nhất khi xây dựng khoá lưỡng phân là gì?

  • A. Vẽ sơ đồ khoá lưỡng phân.              
  • B. Xác định đặc điểm đặc trưng của mỗi đại diện sinh vật trong 5 giới.              
  • C. Dựa vào một đôi đặc điểm đối lập để phân chia sinh vật thành hai nhóm.           
  • D. Tiếp tục phân chia các nhóm trên thành hai cho đến khi mỗi nhóm chỉ còn một sinh vật.

Câu 23: Tại sao thực vật hạt kín lại là loài tiến hoá hơn cả?

  • A. Có cơ quan sinh sản, sinh dưỡng cấu tạo phức tạp, đa dạng.
  • B. Có nhiều cây to, sống lâu năm.
  • C. Có vai trò quan trọng với đời sống con người.
  • D. Cung cấp môi trường sống cho các loài động vật.

Câu 24: Tại sao san hô giống thực vật nhưng lại được xếp vào nhóm Ruột khoang?

  • A. Sinh sản bằng cách nảy mầm.
  • B. Có khả năng quang hợp.
  • C. San hô dùng xúc tu quanh miệng để bắt mồi và tiêu hoá chúng.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 25: Mục tiêu nào sau đây không phải của Công ước CBD (Convention on Biological Diversity ?

  • A. Bảo toàn đa dạng sinh học.
  • B. Sử dụng lâu bền các bộ phận hợp thành.
  • C. Phân phối công bằng, hợp lý lợi ích co được nhờ việc khai thác và sử dụng nguồn gen.
  • D. Cấm khai thác và sử dụng nguồn gen.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ