Giải vở BT vật lí 6 bài: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)

Hướng dẫn giải vở BT vật lí lớp 6 bài: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo). Ngoài việc cung cấp kiến thức và hướng dẫn giải bài tập trong sgk. ConKec sẽ hướng dẫn các bạn học sinh giải các bài tập trong vở BT. Hi vọng các bạn sẽ nắm được bài tốt hơn.

A. Học theo SGK

II. SỰ ĐÔNG ĐẶC

2. Phân tích kết quả thí nghiệm.

C1. Băng phiến bắt đầu đông đặc ở nhiệt độ 80$^{\circ}$C.

C2. - Từ phút thứ 0 đến phút thứ 4 đường biểu diễn là đoạn thẳng nằm nghiêng.

- Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7 đường biểu diễn là đoạn thẳng nằm ngang.

- Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15 đường biểu diễn là đoạn thẳng nằm nghiêng.

C3. - Từ phút thứ 0 đến phút thứ 4 nhiệt độ của băng phiến giảm.

- Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7 nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.

- Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15 nhiệt độ của băng phiến giảm.

3. Rút ra kết luận

C4. a) Băng phiến đông đặc ở 80$^{\circ}$C. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ đông đặc của băng phiến. Nhiệt độ đông đặc bằng nhiệt độ nóng chảy.

b) Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.

III. VẬN DỤNG

C5. - Hình 25.1 vẽ đường thẳng biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi nóng chảy của nước đá vì nhiệt độ nóng chảy nước đá là 0$^{\circ}$C.

- Từ phút 0 đến phút thứ 1: nhiệt độ của nước đá tăng dần từ -4$^{\circ}$C đến 0$^{\circ}$C (thể rắn).

- Từ phút thứ 1 đến phút thứ 4: nhiệt độ của nước đá không đổi, nước đá đang nóng chảy (rắn → lỏng).

- Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7: nhiệt độ của nước đá tăng (thể lỏng).

C6. Trong việc đúc tượng đồng, có các quá trình nóng chảy và quá trình đông đặc.

- Đồng nóng chảy: Từ thể rắn sang thể lỏng, khi nung trong lò đúc.

- Đồng lỏng đông đặc: Từ thể lỏng sang thể rắn, khi nguội trong khuôn đúc.

C7. Người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan để làm một mốc đo nhiệt độ là vì nhiệt độ tan của nước đá là xác định (0$^{\circ}$C) và trong suốt quá trình tan nhiệt độ của nước đá không thay đổi.

Bên cạnh đó nước đá là vật liệu có sẵn, dễ tìm, không độc hại, hoàn toàn phù hợp cho việc làm thí nghiệm.

Ghi nhớ:

- Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn gọi là thể đông đặc.

- Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.

- Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật không thay đổi.

B. Bài tập & Lời giải

1. Bài tập trong SBT

24-25.2. Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng?

A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc.

B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc.

C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc.

D. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.

24-25.3. Tại sao người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ không khí?
24-25.6. Hình 24-25.1 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một chất rắn

1. Ở nhiệt độ nào chất rắn bắt đầu nóng chảy

2. Chất rắn này là chất gì?

3. Để đưa chất rắn từ 60oC tới nhiệt độ nóng chảy cần bao nhiêu thời gian?

4. Thời gian nóng chảy của chất rắn là bao nhiêu phút?

5. Sự đông đặc bắt đầu vào phút thứ mấy?

6. Thời gian đông đặc kéo dài bao nhiêu phút?

Xem lời giải

2. Bài tập bổ sung

25.a. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào liên quan tới sự đông đặc?

A. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước.

B. Tuyết đang rơi.

C. Ngọn nến đang cháy.

D. Cả ba hiện tượng trên.

25.b. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự đông đặc?

A. Ngọn nến đang cháy.

B. Tuyết đang rơi.

C. Máy làm kem đang hoạt động.

D. Cả ba hiện tượng trên.

25.c. Hình 25.2 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất đang chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

1. Chất đó là chất gì?

2. Mô tả sự thay đổi nhiệt độ của chất này theo thời gian.

3. Mô tả thể của chất này theo thời gian.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải vở BT vật lí 6, hay khác:

Xem thêm các bài Giải vở BT vật lí 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ