Trắc nghiệm về vị trí, điều kiện tự nhiên - kinh tế của châu Á (có đáp án)

Nhằm củng cố lại kiến thức cho các bạn học sinh một cách hiệu quả nhất. ConKec đã soạn thảo và sưu tập bộ câu hỏi trắc nghiệm về vị trí, điều kiện tự nhiên - kinh tế của châu Á sgk địa lí 8. Trong bộ câu hỏi trắc nghiệm này có đa dạng câu hỏi trắc nghiệm theo nhiều mức độ khác nhau từ dễ, trung bình và khó. Hi vọng giúp các bạn ôn tập kiến thức tốt nhất.

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Vị trí của Châu Á nằm kéo dài từ:

A. Vùng cực Bắc đến gần  vùng cực Nam.

B. Gần vùng cực Bắc đến vùng xích đạo.

C. Vùng cực Bắc đến vùng xích đạo.

D. Vùng cực Bắc đến gần vùng xích đạo.

 

Câu 2: Châu Á tiếp giáp với ba đại dương là:

A. Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương.

B. Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương.

C. Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Địa Trung Hải.

D. Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.

 

Câu 3: Địa hình Châu Á có nhiều:

A. Hệ thống núi và sơn nguyên cao trung bình.

B. Hệ thống núi, sơn nguyên và đồng bằng cao.

C. Hệ thống núi và cao nguyên đồ sộ bậc nhất thế giới.

D. Hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và  nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.

 

Câu 4: Các đồng bằng rộng lớn bậc nhất của Châu Á là:

A. Lưỡng Hà, Ấn -Hằng, Tây Xibia, Hoa Trung.

B. Hoa Bắc, Hoa Trung, Đông Âu, Tu-ran.

C. Ấn -Hằng, Amadôn, Tây Xibia, sông MêKông.

D. Lưỡng Hà, Mitxixipi, Hoa Bắc, Tu-ran.

 

Câu 5: Lãnh thổ Châu Á có chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam so với chiều dài từ bờ Đông sang bờ Tây (nơi rộng nhất) là:

A. Chiều dài Bắc -Nam lớn hơn chiều rộng Đông -Tây.

B. Chiều dài Bắc -Nam nhỏ hơn chiều rộng Đông -Tây.

C. Chiều dài Bắc -Nam gần bằng chiều rộng Đông -Tây.

D. Chiều dài Bắc -Nam nhỏ bằng nửa chiều rộng Đông -Tây.

 

Câu 6: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?

A. Ôn đới                  B. Cận nhiệt đới

C. Nhiệt đới              D. Xích đạo

 

Câu 7: Các dãy núi chính của Châu Á có hướng Đông -Tây hoặc gần Đông -Tây là:

A. Thiên Sơn, Côn Luân, Himalaya, Hinđucúc.

B. Uran, Antai, Thiên Sơn, La-bla-nô-vôi.

C. Hinđucúc, Antai, Đại Hưng An, Nam Sơn.

D. Himalaya, Côn Luân, Trường Sơn, Xta-nô-vôi.

 

Câu 8: Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung chủ yếu ở khu vực nào?

A. Đông Nam Á                 B. Tây Nam Á

C. Trung Á                           D. Nam Á

 

Câu 9: Sự phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu là do:

A. Lãnh thổ rộng lớn           B. Địa hình núi cao

C. Ảnh hưởng biển              D. Cả A. B, C đều đúng

 

Câu 10: Nước có mức độ công nghiệp hóa cao và nhanh trước công nghiệp mới là:

A. Sin-ga-po                B. Hàn Quốc

C. Đài Loan                  D. Cả A, B, C đều đúng

 

Câu 11: Do vị trí và kích thước nên khí hậu Châu Á rất đa dạng, theo thứ tự từ cực Bắc xuống xích đạo gồm có:

A. Đới khí hậu cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu nhiệt đới.

B. Đới khí hậu cực và cận cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu xích đạo.

C. Đới khí hậu cực và cận cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu cận nhiệt, đới khí hậu nhiệt đới, đới khí hậu xích đạo.

D. Đới khí hậu cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu nhiệt đới, đới khí hậu xích đạo.

 

Câu 12: Con sông nào chảy qua nước ta bắt đầu từ sơn nguyên Tây Tạng?

A. Sông Hằng              B. Sông Trường Giang

C. Sông Mê Công        D. Cả A, B, C đều đúng

 

Câu 13: Ở Châu Á, kiểu khí hậu phổ biến là gió mùa ẩm và phân bố ở các khu vực:

A. Đông Nam Á, Nam Á, Đông Á.

B. Nam Á, Trung Á, Đông Nam Á.

C. Tây Nam Á, Nam Á, Đông Nam Á.

D. Đông Nam Á, Trung Á, Đông Á.

 

Câu 14: Kiểu khí hậu gió mùa ẩm ở Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á có đặc điểm chung là:

A. Mùa đông có thời tiết khô và lạnh, mùa hạ thời tiết khô nóng.

B. Mùa đông thời tiết lạnh khô, mùa hạ thời tiết nóng ẩm có nhiều mưa.

C. Mùa đông thời tiết ấm và ẩm, mùa hạ thời tiết khô nóng.

D. Thời tiết nóng và ẩm quanh năm.

 

Câu 15: Những nước có nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là những nước:

A. Chậm phát triển                 B. Đang phát triển

C. Phát triển                           D. Cả A, B, C đều sai

 

Câu 16: Ở Châu Á, đới khí hậu có nhiều kiểu khí hậu nhất là:

A. Đới khí hậu cực và cận cực.             B. Đới khí hậu ôn đới.

C. Đới khí hậu cận nhiệt.                       D. Đới khí hậu nhiệt đới.

 

Câu 17: Kiểu khí hậu lục địa khô hạn ở Châu Á có đặc điểm chung là:

A. Mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm.

B. Mùa đông lạnh có mưa, mùa hạ khô nóng.

C. Quanh năm nóng ẩm.

D. Mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng khô.

 

Câu 18: Do vị trí địa lý, kích thước và ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu Châu Á cũng có kiểu khí hậu lục địa khô phân bố ở:

A. Trung Á, Bắc Á, Đông Á.              B. Tây Nam Á, Nam Á, Đông Nam Á.

C. Nam Á, Tây Á, Trung Á.                D. Tây Nam Á, Nam Á, Trung Á.

 

Câu 19: Sông dài nhất Châu Á (6.300km) là:

A. Sông Mêkông ở Đông Nam Á.

B. Sông Trường Giang ở Trung Quốc.

C. Sông Ô-bi ở Liên bang Nga.

D. Sông Hằng ở Ấn Độ.

 

Câu 20: Nói địa hình núi cao chiếm phần lớn diện tích gây khó khăn cho dân cư Châu Á vì:

A. Địa hình núi cao gây khó khăn cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp.

B. Địa hình núi cao gây khó khăn cho việc đi lại, giao lưu giữa các vùng.

C. Địa hình núi cao là nơi thường xảy ra các thiên tai như động đất, núi lửa.

D. Địa hình núi cao thường là nơi có khí hậu lạnh giá, khắc nghiệt.

 

Câu 21: Về mùa hạ ở Châu Á có trung tâm áp thấp:

A. Aixơlen.            B. Ô-xtrây-lia.

C. Ha-oai.             D. Iran

 

Câu 22: Năm 2002 Châu Á có số dân đông nhất thế giới và:

A. Tỉ lệ tăng tự nhiên cao nhất thế giới.

B. Tỉ lệ tăng tự nhiên cao thứ nhì thế giới.

C. Tỉ lệ tăng tự nhiên cao thứ ba thế giới.

D. Tỉ lệ tăng tự nhiên cao thứ tư thế giới.

 

Câu 23: Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ mở rộng nhất là:

A. 8500 km                   B. 9000 km

C. 9200 km                   D. 9500 km

 

Câu 24: Chủng tộc Môngôlôit ở Châu Á phân bố tập trung ở các khu vực:

A. Tây Nam Á, Trung Á, Đông Á.

B. Trung Á, Nam Á, Đông Nam Á.

C. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á.

D. Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á

 

Câu 25: Hồi giáo là tôn giáo lớn ở:

A. Nam Á               B. In-đô-nê-xi-a

C. Ma-lai-xi-a       D. Cả A, B, C đều đúng

 

Câu 26: Châu Á có số dân đông nhất thế giới vì:

A. Châu Á tiếp giáp với Châu Âu và Châu Phi.

B. Châu Á tiếp giáp với ba đại dương lớn, có đường bờ biển dài.

C. Châu Á có nhiều đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ phì nhiêu.

D. Châu Á có nhiều chủng tộc.

 

Câu 27: Dân cư Châu Á chủ yếu tập trung ở những khu vực có đồng bằng màu mỡ là:

A. Tây Á, Bắc Á và Đông Bắc Á.

B. Trung Á, Tây Á và Tây Nam Á.

C. Bắc Á, Trung Á và Tây Nam Á.

D. Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á.

 

Câu 28: Thành phố có số dân cao nhất các nước Châu Á là:

A. Tôkyô của Nhật Bản.               B. Xơ-un của Hàn Quốc.

C. Bắc Kinh của Trung Quốc.       D. Niu-đê-li của Ấn Độ.

 

Câu 29: Diện tích Châu Á là 44,4 triệu km2, dân số Châu Á năm 2002 là 3.766 triệu người, vậy mật độ dân số trung bình là:

A. 85 người/km2.             B. 10 người/km2.

C. 75 người/km2.             D. 50 người/km2.

 

Câu 30: Châu Á là châu lục:

A. Rộng nhất thế giới, chiếm 1/3 diện tích đất nổi lên Trái Đất.

B. Một bộ phận của lục địa Á Âu

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

 

Câu 31: Châu Á có diện tích phần đất liền rộng khoảng:

A. 40 triệu km2             B. 41,5 triệu km2

C. 42,5 triệu km2          D. 43,5 triệu km2

 

Câu 32: Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội các nước Châu Á thời cổ đại và trung đại là:

A. kinh tế chậm phát triển do kỹ thuật lạc hậu.

B. đạt trình độ phát triển cao của thế giới về sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp.

C. đạt trình độ phát triển cao về sản xuất công nghiệp.

D. kinh tế chậm phát triển do chiến tranh

 

Câu 33: Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, nền kinh tế các nước Châu Á phát triển chậm lại và lâm vào tình trạng kiệt quệ vì:

A. không áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

B. xảy ra khủng hoảng kinh tế.

C. chính trị không ổn định, xảy ra nội chiến liên miên.

D. chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa của các nước thực dân phương Tây cùng với chế độ phong kiến trong nước thối nát.

 

Câu 34: Châu Á không tiếp xúc với đại dương nào?

A. Bắc Băng Dương             B. Châu Đại Dương

C. Thái Bình Dương             D. Ấn Độ Dương

 

Câu 35: Rừng lá kim phân bố chủ yếu ở khu vực:

A. Đông Á             B. Đông Nam Á

C. Tây Xi-bia        D. Cả A, B, C đều đúng

 

Câu 36: Những trở ngại chính trong việc giao lưu giữa các vùng ở châu Á là do:

A. Địa hình núi cao hiểm trở

B. Hoang mạc rộng lớn

C. Khí hậu giá lạnh khắc nghiệt

D. Cả A, B, C đều đúng

 

Câu 37: Chủng tộc Ơ – rô –pê –ô – it phân bố chủ yếu ở khu vực:

A. Tây Nam Á                    B. Nam Á

C. Trung Á                        D. Cả A, B, C đều đúng

 

Câu 38: Châu lục nào trên thế giới là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn?

A. Châu Âu              B. Châu Á

C. Châu Mĩ              D. Châu Đại Dương

 

Câu 39: Khu vực có mật độ lớn nhất (trên 100 người/km2) là khu vực:

A. Ven biển Việt Nam, Nam Thái Lan

B. Phía Đông Trung Quốc

C. Một số đảo ở In-đô-nê-xi-a

D. Cả A, B, C  đều đúng

 

Câu 40: Khu vực có mật độ dân số cao thường là khu vực:

A. Chiếm diện tích nhỏ nhất

B. Có nhiều thành phố lớn

C. Ven biển

D. Cả A, B, C đều đúng

 

Câu 41: Nước nào có những mặt hàng nổi tiếng và được thế giới ưa chuộng nhất như tơ lụa, đồ sứ, la bàn, giấy viết?

A. Ấn Độ                          B. Tây Nam Á

C. Cả A và B đều sai         D. Cả A và B đều đúng

 

Câu 42: Các gia vị và hương liệu như hồ tiêu, trầm hương, hồi, quế là sản phẩm xuất khẩu nổi tiếng của các nước:

A. Đông Nam Á                B. Tây Nam Á

C. Ấn Độ                          D. Trung Quốc

 

Câu 43: Ở Châu Á, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển:

A. Ở một số khu vực             B. Phát triển mạnh ở Đông Nam Á

C. Ở hầu hết các nước           D. Cả A, B, C đều sai

 

 ĐÁP ÁN THAM KHẢO

1 - C

2 - D

3 - D

4 - A

5 - B

6 - C

7 - A

8 - B

9 - D

10 - D

11 - C

12 - C

13 - A

14 - B

15 - B

16 - C

17 - D

18 - D

19 - B

20 - B

21 - D

22 - C

23 - C

24 - C

25 - D

26 - C

27 - D

28 - A

29 - A

30 - C

31 -B

32 - B

33 - D

34 - B

35 - C

36 - D

37 - D

38 - B

39 - D

40 - D

41 - D

42 - A

43 - C