Trắc nghiệm phần một chương III: Thành tựu văn hóa thời cận đại (có đáp án)

Nhằm củng cố lại kiến thức cho các bạn học sinh một cách hiệu quả nhất. ConKec đã soạn thảo và sưu tập bộ câu hỏi trắc nghiệm phần một chương III: Thành tựu văn hóa thời cận đại sgk lịch sử 11. Trong bộ câu hỏi trắc nghiệm này có đa dạng câu hỏi trắc nghiệm theo nhiều mức độ khác nhau từ dễ, trung bình và khó. Hi vọng giúp các bạn ôn tập kiến thức tốt nhất.

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Yếu tố nào tác động mạnh mẽ đến tình hình văn hóa thế giới từ đầu thời cận đại đến đầu thế kỉ XX?

A. Sự giao lưu của các nền văn hóa

B. Sự xuất hiện nhiều nhà văn, nhà thơ lớn

C. Nền kinh tế ư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ

D. Những biến động của lịch sử từ đầu thời cận đại đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

 

Câu 2. Văn học, nghệ huật, tư tưởng vào buổi đầu thời cận đại có vai trò quan trọng trong việc

A. Khẳng định những giá trị truyền thống

B. Làm cầu nối để mở rộng giao lưu văn hóa

C. Tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến và hình thành quan điểm, tư ưởng của giai cấp tư sản

D. Định hướng cho sự phát triển của các quốc gia

 

Câu 3. Nhiều nhà văn, nhà thơ lớn đã xuất hiện ở Pháp vào thế kỉ

A. XVI       B. XVII           C. XVIII       D. XIX

 

Câu 4. La-phông-ten là nhà ngụ ngôn cổ điển nước nào?

A. Anh.                 B. Pháp.                              

C.Đức.                 D.Nga.

 

Câu 5. Chọn ý đúng nhất để hoàn thiện đoạn tư liệu về các nhà văn, nhà thơ tiêu biểu của nước Pháp buổi đầu thời cận đại:

“Coócách mạngây (1606 – 1684) là đại biểu xuất sắc cho nền……………………… cổ điển Pháp. Laphôngten (1621 – 1695) là nhà ngụ ngôn và…………………… cổ điển Pháp. Môlie (1622- 1673) là tác giả nổi tiếng của nền……………....... cổ điển Pháp…”

A. Chính kịch…bi kịch…hài kịch

B. Bi kịch…nhà văn…hài kịch

C. Bi kịch…nhà văn…chính kịch

D. Bi kịch… nhà thơ…hài kịch

 

Câu 6. Béttôven là nhà soạn nhạc thiên tài người

A.Anh       B.Đức          C.Pháp       D.Áo

 

Câu 7. Người có cống hiến to lớn cho nghệ thuật hợp xướng của thế giới là

A. Traicốpxki (1840- 1893)       B.  Béttôven (1770 – 1827)

C. Mooda (1756 – 1791)          D. Bach (1685 – 1750)

 

Câu 8. Rembran là họa sĩ đồ họa nổi tiếng thế giới ở thế kỉ

A. XVI       B. XVII          C. XVIII       D. XIX

 

Câu 9. Rembran là người nước nào?

A. Anh       B. Hà Lan          C. Pháp       D. Áo

 

Câu 10. Trào lưu Triết học Ánh sáng xuất hiện ở thế kỉ

A. XV- XVI               B. XVI – XVII

C. XVII – XVIII         D. XVIII – XIX

 

Câu 11. Được xem như “Những người đi trước dọn đường cho Cách mạng Pháp năm 1789 thắng lợi” là

A.Các nhà Khai sáng ở thế kỉ XVII – XVIII

B.Các nhà triết học cổ điển ở thế kỉ XVII – XVIII

C.Các nhà văn, nhà thơ cổ điển ở thế kỉ XVII – XVIII

D.Các nhà soạn nhạc kịch cổ điển ở thế kỉ XVII – XVIII

 

Câu 12. Hoạt động trên lĩnh vực nghệ thuật, các nhà văn, nhà thơ đều thực hiện nhiệm vụ

A.Phản ánh khá đầy đủ, toàn diện hiện thực xã hội

B.Phản ánh đời sống của nhân dân lao động

C.Đấu tranh chống lại ách áp bức, bóc lột

D.Bảo vệ những người nghèo khổ

 

Câu 13. Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức trong buổi đầu thời cận đại là

A.Mô-da.                  B. Trai-cốp-xki.            

C. Bét-to-ven.         D. Pi-cát-xô.

 

Câu 14. Thơ Dâng là tác phẩm văn học đạt giải Nôben năm 1913 vì:

A.Thể hiện rõ tinh thần dân tộc và tinh thần nhân đạo sâu sắc

B.Thể hiện rõ tình yêu hòa bình và tinh thần nhân đạo sâu sắc

C.Thể hiện rõ lòng yêu nước, đấu tranh vì nền hòa bình của nhân loại

D.Thể hiện rõ long yêu nước, yêu hòa bình và tinh hần nhân đạo sâu sắc

 

Câu 15.  Công trình nghệ thuật kiến trúc đặc sắc được hoàn thành vào năm 1708 là

A.Điện Cremlin (Nga)       

B.Thành Rôma (Italia)

C.Cung điện Vécxai (Pháp)      

D.Cung điện Buốckinham (Anh)

 

Câu 16. Nơi tụ hội nhiều nhà văn hóa lớn của thế giới cuối thế kỉ XIX- đầu thế kí XX là

A.Pari (Pháp)                        B.Luân Đôn (Anh)

 

C.Xanh pêtécbua (Nga)        D.Mađơrít (Tây Ban Nha)

 

 

Câu 17. Tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Lép-tôn-xtôi là

A. "Những người khốn khổ".     

B. "Những cuộc phiêu lưu của Tom Xoay-ơ".

C."Chiến tranh và hòa bình".      

D. "Những người I-nô-xăng đi du lịch".

 

Câu 18. Ai là đại biểu xuất sắc cho nền bi kịch cổ điển Pháp?

A. Cooc-nây.      B. La-phông-ten.             

C. Mô-li-e.           D. Víc-to Huy-gô.

 

Câu 19. Buổi đầu thời Cận đại, những ngành nào có vai trò quan trọng trong tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến ?

A. Văn học, nghệ thuật, tư tưởng.

B. Nghệ thuật , âm nhạc, mĩ thuật.

C. Tư tưởng, tôn giáo, văn học. 

D. Nghệ thuật, âm nhạc, hội họa.

 

Câu 20. Thời Cận đại, ở phương Đông , quốc gia nào đã xuất hiện nhiều nhà văn hóa lớn ?

A. Ấn Độ.                 B. Nhật Bản.

C. Trung Quốc.      D. Hàn Quốc.

 

Câu 21: Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trong lịch sử là cuộc cách mạng nào?

A. Cách mạng tư sản Anh

B. Cách mạng tư sản Hà Lan

C. Cách mạng tư sản Pháp

D. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

 

Câu 22: Sự kiện nào kết thúc thời kì lịch sử thế giới cận đại?

A. Cách mạng tư sản Pháp

B. Cách mạng tháng Mười Nga

C. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất

D. Cách mạng tháng Hai ở Nga

 

Câu 23: Trong các cuộc cách mạng tư sản ở Châu Âu, cuộc cách mạng nào triệt để nhất?

A. Cách mạng tư sản Hà Lan

B. Cách mạng tư sản Anh

C. Cách mạng tư sản Pháp

D. Cách mạng tư sản Đức

 

Câu 24. Cuộc cách mạng thời cận đại nào được Lê-nin đánh giá là một cây chổi khổng lồ quét sách mọi rác rưởi ở châu Âu?

A. Cách mạng tư sản Hà Lan.                      

B. Cách mạng tư sản Pháp.

C. Cách mạng tư sản Anh.                            

D. Cách mạng tư sản Đức.

 

Câu 25. Vì sao cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, nhiều sĩ phu yêu nước Việt Nam lại đến Nhật Bản để tìm con đường cứu nước cho dân tộc mình?

A. Nhật Bản có cải cách Minh Trị và đánh thắng Nga trong chiến tranh Nga-Nhật(1904-1905).

B. Nhật Bản là nước đồng văn, đồng chủng.

C. Nhật Bản là nước đi tiên phong trong phong trào chống thực dân phương Tây.

D. Nhật Bản có quan hệ lâu đời với Việt Nam.

 

Câu 26. Nét chung giống nhau giữa ba nước Đông Dương trong sự nghiệp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX là

A. biểu hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương.

B. mang tính chất tự phát, do sĩ phu phong kiến hay nông dân lãnh đạo.

C. sử dụng bạo lực cách mạng còn hạn chế.

D. mang tính tự giác, do giai cấp vô sản lãnh đạo.

 

Câu 27. Cuộc cách mạng được đánh giá là cuộc cách mạng mang tính chất tư sản chống đế quốc đầu tiên ở Đông Nam Á là

A. Cách mạng ở Inđônê xi a.       

B. Cách mạng ở Xing-ga-po.

C. Cách mạng ở Phi-lip-pin.                         

D. Cách mạng ở Miến Điện.

 

Câu 28. Nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là

A. trong lòng xã hội phong kiến đã hình thành và phát triển lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa.

B. trong lòng xã hội phong kiến đã chất chứa nhiều mâu thuẫnkhông thể giải quyết được.

C. xã hội phong kiến đã mất hết vai trò lịch sử.

D. trong lòng xã hội phong kiến đã có chế độ tư bản chủ nghĩa.

 

Câu 29. Một trong những điểm tích cực của cách mạng tư sản thời cận đại là

A. Xóa bỏ chế độ phong kiến, xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa.

B. tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, chính trị.

C. đưa loài người bước vào nền văn minh mới-văn minh hậu công nghiệp.

D. Đưa giai cấp tư sản lên vũ đài chính trị.

 

Câu 30. Nguyên nhân cơ bản làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân các nước châu Phi chống thực dân phương Tây bị thất bại là

A. Trình độ tổ chức còn thấp, chênh lệch về lực lượng.

B. Phong trào nổ ra chưa đồng bộ.

C. Các nước phương Tây liên kết nhau đàn áp.

D. Các nước châu Phi chưa có kinh nghiệm trong đấu tranh chống thực dân.

 

Câu 31. Ý nghĩa nào dưới đây không phải của Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc?

A. Cách mạng đã lật đổ triều Mãn Thanh ở Trung Quốc.

B. Cách mạng đã chấm dứt chế độ chuyên chế ở Trung Quốc.

C. Cách mạng đã thủ tiêu chế độ phong kiến , đánh bại hoàn toàn các đế quốc xâm lược, giải phóng nhân dân Trung Quốc.

D. Cách mạng đã ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước châu Á

 

Câu 32. Năm 1889, tổ chức nào ra đời ở Mĩ Latinh?

A. “Châu Mĩ của người châu Mĩ”.

B. “Châu Mĩ là sân sau của Mĩ”.

C. “Liên minh tôn giáo của các nước cộng hòa châu Mĩ”.

D. “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ”

Đáp án tham khảo

1 - D

2 - C

3 - B

4 - B

5 - B

6 - B

7 - A

8 - B

9 - B

10 - C

11 - A

12 - A

13 - C

14 - D

15 - C

16 - A

17 - C

18 - A

19 - A

20 - C

21 - B

22 - B

23 - C

24 - B

25 - A

26 - B

27 - C

28 - A

29 - A

30 - A

31 - C

32 - D

 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Lịch sử 11, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm Lịch sử 11 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 11

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (TIẾP THEO)

CHƯƠNG I: CÁC NƯỚC CHÂU Á CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MỸ LA TINH (THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX)

CHƯƠNG II: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ( 1914 - 1918)

CHƯƠNG III: NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA THỜI CẬN ĐẠI

PHẦN HAI: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (PHẦN TỪ NĂM 1917 ĐẾN NĂM 1945)

CHƯƠNG I: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1921 - 1941)

CHƯƠNG II: CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)

CHƯƠNG III: CÁC NƯỚC CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)

CHƯƠNG IV: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945)

PHẦN BA: LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 -1918)

CHƯƠNG I: VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX

CHƯƠNG II: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN HẾT CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1918)

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.