Tóm tắt lý thuyết và bài tập phần Di truyền và biến dị

Di truyền và biến dị là nội dung trọng tâm trong sinh học 9, cũng như ôn tập thi THPT chuyên. Bài sau cung cấp nội dung cơ bản và khái quát về Di truyền và biến dị. Ngoài ra, đưa ra 1 số bài tập củng cố và vận dụng kiến thức (có hướng dẫn giải).

Ôn tập di truyền và biến dị

I. Lý thuyết

Bảng 1: Các cơ chế của hiện tương di truyền

Cơ sở vật chất

Cơ chế

Hiện tượng

Cấp phân tử:

ADN

ADN à ARN à Protein

Tính đặc thù của protein

Cấp tế bào:

NST

Nhân đôi – phân li – tổ hợp – nguyên phân – giảm phân – thụ tinh

Duy trì ổn định bộ NST lưỡng bội đặc trưng cho loài

 

Bảng 2: Các quy luật di truyền

Quy luật di truyền

Nội dung

Phân li

Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về 1 giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.

Phân li độc lập

Các cặp nhân tố di truyền phân li độc lập với nhau trong quá trình phát sinh giao tử, thì F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó.

Di truyền giới tính

Xét trên sô lượng cá thể lớn, khi quá trình thụ tinh, thụ thai diễn ra bình thường thì tỉ lệ đực: cái luôn xấp xỉ 1:1.

Di truyền liên kết

Một nhóm tính trạng được quy định bởi các gen cùng nằm trên một NST luôn di truyền, phân li cùng nhau trong quá trình phân bào.

 

Bảng 3: Các loại biến dị

 

Biến dị tổ hợp

Đột biến

Thường biến

Khái niệm

Là sự tổ hợp lại các tính trạng của P tạo ra ở thế hệ lai những kiểu hình khác P.

Những biến đổi về cấu trúc, số lượng của ADN và NST. Khi biểu hiện thành kiểu hình là thể đột biến.

Những biến đổi ở kiểu hình của một gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường.

Nguyên nhân

Phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong giảm phân và thụ tinh.

Tác động của các nhân tố môi trường trong và ngoài cơ thể vào ADN và NST.

Ảnh hưởng của điều kiện môi trường chứ không do sự biến đổi trong kiểu gen.

Tính chất và vai trò

Xuất hiện với tỉ lệ không nhỏ, di truyền được là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.

Mang tính cá thể, ngẫu nhiên, hầu  hết có hại, có khả năng di truyền.

Là nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.

Mang tính đồng loạt, định hướng, hầu hết có lợi, không có khả năng di truyền.

Giúp sinh vật thích nghi với môi trường.

Bảng 4: Các loại đột biến

 

Đột biến gen

Đột biến cấu trúc NST

Đột biến số lượng NST

Khái niệm

Những biến đổi trong cấu trúc của ADN tại 1 hoặc 1 số cặp nucleotit.

Những biến đổi trong cấu trúc của NST.

Những biến đổi về số lượng trong bộ NST.

Các dạng đột biến

Mất , thêm, chuyển, thế 1 hoặc 1 số cặp nucleotit.

Mất, lặp, đảo, chuyển đoạn.

Thể dị bội và thể đa bội.

 

II. Bài tập

Bài 1: Trình bày mối quan hệ giữa gen và tính trạng trong sơ đồ sau:

Gen (ADN) --> mARN --> Protein --> Tính trạng

Bài 2:  Trình bày cơ chế giúp duy trì ổn định bộ NST lưỡng bội (2n) của loài qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

Bài 3: Ở chó, khi lai 2 dòng thuần chủng lông ngắn và lông dài với nhau thu được F1 toàn chó lông ngắn. Cho các con chó F1 giao phối với nhau thu được F2. Biện luận và viết sơ đồ lai. Biết rằng mỗi tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền quy định, tuân theo quy luật trội hoàn toàn.

Bài 4: Ở lúa, cho cây thân thấp, chín muộn lại với cây thân cao, chín sớm thuần chủng thu được F1 100% thân cao, chín sớm. Cho các cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Biện luận và viết sơ đồ lai. Biết rằng mỗi tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền quy định, các nhân tố di truyền phân li độc lập với nhau.

Bài 5: Hãy cho biết, trong quần thể, khi nào tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1: 1? Viết sơ đồ cơ chế xác định giới tính ở người.

Bài 6: Cho 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài lai với thân đen, cánh cụt thu được F1 toàn thân xám, cánh dài. Cho các con F1 giao phối với nhau thu được F2 theo tỉ lệ 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt. Biện luận và viết sơ đồ lai. Biết rằng gen quy định tính trạng màu sắc thân và chiều dài cánh cùng nằm trên 1 NST.

Bài 7: Hãy cho biết các trường hợp sau đây thuộc dạng đột biến nào?

Một đoạn gen có 2400 nucleotit. Sau khi gen đó trải qua quá trình nhân đôi thu được 2 đoạn gen con. Gen con có đặc điểm:

a, Gen con có 2399 nucleotit.

b, Gen con có 2402 nucleotit.

c, Gen con có 2398 nucleotit.

Bài 7: Khi phân tích bộ NST của 1 số tế bào của ruồi giấm (2n= 8 NST), thấy:

a, 1 tế bào có 3 NST trong cặp NST số 2.

b, 1 tế bào có 1 NST trong cặp NST số 2.

c, 1 tế bào có 4 NST trong cặp NST số 4.

d, 1 tế bào không có NST trong cặp NST số 4.

e, 1 tế bào có 4 NST trong cả 4 cặp NST tương đồng.

g, 1 tế bào có 3 NST trong cả 4 cặp NST tương đồng.

Hãy xác định dạng đột biến và tính số NST trong các tế bào đó.