Soạn văn 8 VNEN bài 32: Ôn tập văn nghị luận

Soạn văn bài: Ôn tập văn nghị luận - Sách hướng dẫn học Ngữ Văn 9 tập 2 trang 101. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

A. Hoạt động khởi động

Nếu cần bình chọn một văn bản nghị luận đặc sắc nhất trong chương trình Ngữ văn lớp 8, em chọn văn bản nào? Giải thích sự lựa chọn của mình,

Xem lời giải

B. Hoạt động luyện tập

1. Ôn tập về văn nghị luận

a) Hoàn thành bảng thống kê sau:

Tác phẩm/

Đoạn trích

Tác giả

Thể loại

Nội dung

Những luận điểm chính

Chiếu dời đô

 

 

 

 

Hịch tướng sĩ

 

 

 

 

Nước Đại Việt ta

 

 

 

 

Bàn luận về phép học

 

 

 

 

Thuế máu

 

 

 

 

Xem lời giải

b) Các văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta gắn liền với những sự kiện lịch sử nào của dân tộc?

Xem lời giải

c) Phần mở đầu của văn bản nghị luận trung đại thường nêu gương sử sách hoặc việc dẫn tu tưởng trong kinh sách. Điều này có tác dụng gì?

Xem lời giải

d) Câu nào sau đây nêu lên luận điểm chung giữa các văn bản trên?

(1) Thể hiện khát vọng xây dựng một đất nước hùng cường.

(2) Lấy lợi ích của quốc gia, dân tộc làm cơ sở cho mọi phát ngôn.

(3) Đề cao vai trò của việc học trong đạo trị quốc.

(4) Tố cáo lòng tham không cùng, phơi bày tội ác của kẻ thù.

(5) Đề cao tinh thần nhân nghĩa – thân dân.

Xem lời giải

e) Cả ba văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Bàn luận về phép học đều thể hiện những khát vọng cao cả, mãnh liệt của người viết. Hãy chứng minh điều đó.

Xem lời giải

g) Nét riêng trong nghệ thuật lập luận của mỗi tác phẩm nghị luận trung đại được quy định bởi những nhân tố nào sau đây?

(1) Vai xã hội của người viết (vua chúa, tướng lĩnh, bề tôi…); mục đích, đối tượng của văn bản; những quy phạm về hình thức thể loại.

(2) Nhu cầu bộc lộ tâm tư, tình cảm yêu nước của người viết.

(3) Sự khác nhau về cách sử dụng văn tự của mỗi văn bản.

Xem lời giải

2. Luyện tập về lựa chọn trật tự từ trong câu

a) Hai câu sau có khác nhau về nội dung không? Vì sao?

(1) Bạn ấy tuy chăm chỉ nhưng không thông minh.

(2) Bạn ấy tuy thông minh nhưng chăm chỉ.

Xem lời giải

b) Nhận xét về trình tự sắp xếp của các từ in đậm trong các câu sau:

(1) Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương.

(Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo)

(2) Xưa phù du mà nay đã phù sa

Xưa bay đi mà nay không trôi mất

Cho đến được…lúa vàng mất mật,

Phải trên lòng bao trận gió mưa qua.

(Chế Lan Viên, Nay đã phù sa)

Xem lời giải

c) Viết lại những câu sau bằng cách đặt những từ in đậm vào vị trí khác trong câu. Phân tích sự khác nhau trong cách diễn đạt của câu đã cho với câu viết lại.

(1) Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

(Đoàn Thị Điểm, Chinh phụ ngâm khúc)

(2) Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

(3) Cậy sức, cây đu nhiều chị nhún

Tham tiền, cột mỡ lắm anh leo.

(Nguyễn Khuyến, Hội tây)

Xem lời giải

C. Hoạt động vận dụng

1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi :

CĂN DẶN TRƯỚC KHI MẤT

Xưa kia, Triệu Vũ Đế dựng nước, vua Hán đem quân sang đánh, dân chúng bèn làm kế "vườn không nhà trống". Rồi đại binh kéo sang châu Liêm, châu Khâm đánh vào Trường Sa, đoản binh thì tập kích phía sau. Đó là một thời. Đời Đinh, Lê, đề bạt được bậc hiền tài, cõi Nam vừa húng cường lên mà phương Bắc thì đang mỏi mệt suy yếu. Trên dưới cùng ý nguyện, lòng dân không chia lìa, xây thành bình lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Nhà Lý vừa mở mang cơ nghiệp, quân Tống đã xâm phạm vào bờ cõi. Bèn dùng Lý Thường Kiệt để đánh châu Khâm, châu Liêm, mấy lần đến tận Mai Lĩnh. Ấy là có cái thế đánh được vậy. 

Mới rồi, Toa Đô và Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, nhờ vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nước dồn sức lại mà bọn chúng đành phải chịu trói, đó cũng là do lòng trời xui nên như vậy. 

Tóm lại, giặc cậy trận dài, ta cậy binh ngắn, lấy ngắn chế dài là lẽ thường của binh pháp. Nếu thấy quân giặc đến ồ ạt như lửa to gió táp thì đó là tình thế dễ chế ngự. Nếu chúng dùng lối tằm ăn lá, hành binh dần dà, không ham của dân, không cốt thắng mau, thì phải kén dùng tướng giỏi, liệu xem quyền biến, giống như đánh cờ, phải tuỳ tình thế mà đưa nước chống cho thích hợp. Phải gây dựng được một "đội quân cha con" rồi mới có thể sử dụng được. Vả lại, khoan sức cho dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy.

(Trần Quốc Tuấn)

Câu hỏi :

a) Văn bản bàn về điều gì ?

b) Những luận điểm chính của văn bản ?

c) Nghệ thuật lập luận của văn bản có gì đặc sắc ?

Xem lời giải

2. Vận dụng hiểu biết về vai trò của trật tự từ trong câu, em hãy phân tích tính nhạc (sự hài hòa về ngữ âm) trong câu sau :

Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…

(Vũ Bằng, Mùa xuân của tôi)

Xem lời giải

D. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Nêu những điểm giống và khác nhau giữa văn nghị luận trung đại và văn nghị luận hiện đại (dẫn chứng từ các tác phẩm đã học).

Xem lời giải

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.