Số phận và tính cách của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

Số phận và tính cách của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.

Bài làm

Nam Cao là một trong những cây viết xuất sắc của nền văn học hiện thực phê phán 1930 -1945. Những tác phẩm của ông đều chất chứa tình yêu thương đồng cảm sâu sắc trước những mảnh đời những số phận bất hạnh bị xã hội dồn đẩy đến bước đường cùng.  Trong đó tiêu biểu nhất phải kể đến Lão Hạc. Nhân vật Lão Hạc chính là đại diện cho những người dân lao động khốn khổ bị xã hội vùi dập đến bức đường cùng song không vì thế mà mất đi những phẩm chất lương tri cao đẹp.

Hầu hết các tuyến nhân vật Nam Cao xây dựng đều có đặc điểm chung là tầng lớp nhân dân lao động thấp cổ bé họng. Bị dồn đẩy bởi hoàn cảnh nghèo đói đến mức phải tìm đến cái chết. Như Chí Phèo chết trên ngưỡng cửa sự lương thiện bởi định kiến của người đời, nhân vật chị Dậu bước ra ngoài đêm đen như cái tiền đồ của chị, hay Lão Hạc chết bởi bả chó…. Thế nhưng điều khác biệt ở đây đó là nhân vật lão Hạc một người nông dân lương thiện, một đại diện tiêu biểu cho nhân cách cao thượng mà thanh tao cái chết của lão để lại cho độc giả nhiều trăn trở suy ngẫm.

Cuộc đời lão là bi kịch nối dài bởi bi kịch. Lão góa vợ từ lúc còn trẻ, một mình cảnh gà trống nuôi con. Với lão đứa con vừa là để gửi gắm tinh thần vừa là điểm tựa duy nhất trong cuộc đời. Thế nhưng vì nhà nghèo không đủ tiền cưới vợ con lão phẫn chí bỏ nhà đi đồn điền cao su. Thế là từ đấy một mình lão sống cảnh côi cút lủi thủi với con chó tên Vàng – kỉ vật duy nhất con trai lão để lại. Nghe cái tên đã thấy con chó có ý nghĩa như thế nào với lão rồi. Nó không chỉ là kỉ vật do con trai lão để lại mà nó còn là người bầu bạn tâm tình bên lão. Thế nhưng dường như cuộc đời vẫn chưa ngừng bạc đãi lão.

Năm ấy lão bị ốm nặng. Biết bao nhiêu việc trong làng đàn bà tranh nhau làm hết. Một người ốm yếu như lão lại càng khó tìm được công việc. Lão sống lủi thủi với củ ráy, sung luộc, con ốc, con chai cho qua ngày. Thế nhưng dường như nỗi niềm của người cha vẫn không thôi đau đáu nhớ về con. Sự đau đớn, nhớ nhung chờ đợi cùng với căn bệnh dai dẳng đã bóp nghẹt trái tim khắc khoải của người cha già. Sau trận ốm lão yếu đi hẳn. Chưa dừng lại ở đây thiên tai đi qua mùa màng bị quét sạch lão rơi vào cảnh khốn cùng.

Thế nhưng sâu thẳm trong tâm trí người cha chưa bao giờ nghĩ đến cảnh bán mảnh vườn. Vì lão tính rồi dù lão có chết cũng muốn để lại cho đứa con trai ít vốn làm ăn. Cả đời lão để chẳng lo nổi vợ cho con rồi lão không muốn ăn hết cả tiền vốn cho nó nữa. Trong lúc thất bát đó lão thốt lên câu chua xót với ông giáo Thứ : “Nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho sướng?” Câu nói của lão như lưỡi dao xoáy sâu vào tâm trí của người đọc cũng đồng thời là tiếng nói của những giai tầng lao động cực khổ, khốn cùng.

Lão chọn kết thúc cuộc đời bằng bả chó xin được của Binh Tư. Thế nhưng trước lúc chế lão còn gửi gắm được cho con trai 3 sào vườn và 30 đồng bạc. Đó chính là số vốn chắt chiu đổi bằng máu nước mắt thậm chí cả tính mạng của người cha già khốn khổ cho đứa con duy nhất của mình.

Tuy sống trong cảnh thiếu thốn về vật chất song lão Hạc lại là người sống vô cùng tình cảm. Đó là tình yêu thương khắc khoải mong mỏi con trai, và tình yêu thương vô bờ bến đối với cậu Vàng – con chó bầu bạn bên lão. Lúc phải đứng trước sự lựa chọn là cậu Vàng hay số vốn ít ỏi cho con trai lão đau đớn đành bán đi cậu Vàng. Có ai biết rằng khi đưa ra quyết định khó khăn đó lão đã vật vã đau khổ đến nhường nào. Lão gục xuống khuôn mặt méo mó đến cùng cực. Lão thấy bản thân mình thật là xấu xa, hèn mọn và xấu hổ. Lão đã đánh lừa cả một con chó. Việc bán cậu Vàng đi cũng là một cách lão dọn sẵn đường đi cho cuộc đời mình. Vì lão biết nếu tiếp tục nuôi Vàng thì lão cũng không thể cho nó được nổi miếng ăn. Đọc đến đây ta mới thấy đau đớn biết nhường nào trước tính lương thiện trong con người lão Hạc.

Trước lúc ra đi lão đã nhịn ăn để lấy tiền làm ma bởi lão không muốn phiền lụy hàng xóm không muốn họ khổ thêm vì mình nữa. Có thể nói giữa một xã hội đầy rối ren như thế nhân cách của Lão Hạc chính là một điểm sáng mà rất nhiều người đáng phải học tập. Sự ra đi của lão không phải là một cái kết bế tắc mà nó mở ra một hướng đi mới một lối thoát mới cho số phận những kiếp người bèo bọt trong xã hội bất giờ.

Có thể nói lão Hạc chính là một trong những tác phẩm hay nhất viết về số phận người dân khốn khổ trong xã hội cũ. Nó như một nốt nhạc ngân vang mãi trong tâm hồn người đọc. Một câu chuyện buồn về tình người, về nhân cách làm người khiến triệu người cảm động. Thế mới hiểu rằng con người ta dù trong hoàn cảnh nào cũng không thể đánh mất đi nhân cách vì nó chính là thứ quý giá nhất trong cuộc đời.

 

 

Xem thêm các bài Văn mẫu lớp 9, hay khác:

Xem thêm các bài soạn Văn mẫu lớp 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.

Bài viết số 1

Bài viết số 2

Bài viết số 3

Bài viết số 5

Bài viết số 6

Bài viết số 7

Dạng bài nghị luận xã hội

Nghị luận văn học

Dạng bài thuyết minh

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.