Phân tích khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.

Phân tích khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.

Bài làm

Mùa thu một trong bốn mùa trong năm, đã đi vào rất nhiều tác phẩm thi ca nổi tiếng. Được các thi nhân ưu ái đặt cho biệt danh nàng thu. Trong đó có nhà thơ Hữu Thỉnh. Bằng cái nhìn mộc mạc chân thực của mình Hữu Thỉnh đã tạo nên một Sang thu đầy bất ngờ và quyến rũ. Trong đó có khổ thơ đầu tiên:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về”

Mùa thu được biết đến là một trong những mùa đẹp nhất trong năm. Nó không có cái nắng oi ả của mùa hẹ, cái ẩm ướt của mùa đông hay đỏng đảnh của mùa xuân, mùa thu bình dị và thân quen đến lạ. Có rất nhiều thi nhân đã tìm đến mùa thu như một điểm gặp mặt tuy nhiên hay nhất và gần gũi nhất thì không thể không nhắc đến Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh.

Từ “Bỗng” mở ra ở đầu bài thơ như một cái giật mình đầy bất ngờ. Sở dĩ tác giả đặt từ bỗng ngay đầu bài là có dụng ý nghệ thuật khác. Trong cái chuyển mình của trời đất mọi giác quan đều phải nghiêng mình đánh động. Đó là mùi hương ổi nhẹ nhàng và tinh tế. Mùa thu đến không phải đến từ không gian mà bắt đầu từ khứu giác.  Không biết hương ổi đã ủ chín từ bao giờ lặng lẽ tỏa hương tự bao giờ nhưng vào khoảnh khắc này nó đã vươn mình đánh thức sự chuyển mình của không gian và giác quan của thi nhân. Hương thơm ấy mạnh đến nỗi nó trở nên ngào ngạt phả vào gió se. Thứ hương thơm đó quyến rũ, nồng nàn đến nhường nào mới đủ sức lan tỏa trong một khoảng không gian rộng lớn đến vậy.

Gió se ở đây là gió se lạng heo may mỗi dịp đầu thu đến nó khiến gai gai nơi cánh tay. Nếu như nhà thơ Xuân Diệu đã từng có những câu từ mạnh mẽ để miêu tả luồng gió se “Những luồng run rẩy rung rinh lá”. Thì gió thu trong thơ Hữu Thỉnh lại rất đỗi êm ái dịu dàng.

Để miêu tả về những làn sương thu nhà thơ cũng dùng những câu chữ vô cùng tinh tế:

“Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về”

Từ láy “chùng chình” mang nét gợi hình đầy cảm xúc. Chùng chình ở đây nghĩa là chậm chạp, nhà thơ đã khéo léo nhân hóa hình ảnh sương như những đứa trẻ tinh nghịch náu mình trong ngõ, chùng chình chẳng muốn lộ diện.

Bằng ấy thứ cảm nhận đã mang nhà thơ đến với một nhận định mơ hồ “hình như thu đã về”. Từ hình như là một câu khẳng định mơ hồ không dám chắc. Nhà thơ cũng cảm thấy giật mình trước sự thay đổi ngỡ ngàng của thời gian và không gian. Giữa cái khoảnh khắc giao hòa chuyển mình vĩ đại ấy thi nhân vẫn còn đang lâng lâng huyền ảo.

Có thể nói khổ thơ đầu tiên của bài Sang thu là một cảm nhận vô cùng tinh tế của nhà thơ về sự chuyển biến của đất trời.Khổ thơ đã tạo nên một điểm nhấn một nét chấm phá độc đáo trong những vần thơ diễn tả về thu tinh tế và đẹp nhất.

 

 

Xem thêm các bài Văn mẫu lớp 9, hay khác:

Xem thêm các bài soạn Văn mẫu lớp 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.

Bài viết số 1

Bài viết số 2

Bài viết số 3

Bài viết số 5

Bài viết số 6

Bài viết số 7

Dạng bài nghị luận xã hội

Nghị luận văn học

Dạng bài thuyết minh

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.