Phân tích hình tượng nhân vật Huấn cao trong Chữ Người Tử tù

Phân tích hình tượng nhân vật Huấn cao trong Chữ Người Tử tù

Tham khảo 1:

Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Con người ông rất mực tài hoa, uyên bác, có đóng góp lớn cho sự phát triển nền văn học dân tộc. Đặc biệt ông đã khẳng định được tài năng của mình qua truyện ngắn “Chữ người tử tù”, một tác phẩm kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước Cách mạng, được nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét là “Một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ”. Sự thành công này không thể kể đến những hình tượng nhân vật độc đáo mà nổi bật lên hình tượng ông Huấn Cao trong “Chữ người tử tù”, một con người không chỉ có tài mà còn có cái tâm trong sáng; mặc dù chí lớn không thành nhưng tư thế vẫn hiên ngang bất khuất.

“Chữ người tử tù” được viết ra như một phản đề đối với chế độ thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ, một xã hội “Tây Tàu – nhố nhăng” đầy rẫy phức tạp, bất công, đê hèn, độc ác và man trá. Trái với nó, là một vẻ đẹp sáng chói của nhân cách đầy khí phách và một tài hoa siêu việt, một thiên lương cao khiết. Trước đây, khi “Chữ người tử tù” được ra đời, nhiều nhà phê bình cũng như độc giả đều phê phán rằng, nó là tác phẩm tiêu biểu của xu hướng:”Nghệ thuật vị nghệ thuật”. Tuy nhiên, khi nhìn nhận một cách sâu sắc, ta có thể thấy được rằng một cái đẹp tìm ẩn, cái đẹp làm cho cuộc đời trở nên tốt đẹp hơn. Nhân vật Huấn Cao chính là một cái đẹp tiêu biểu ấy.

Có thể nói rằng, Huấn Cao là nhân vật đẹp nhất của đời văn Nguyễn Tuân. Huấn Cao không chỉ như một kẻ tài hoa tài tử thường gặp trong thế giới nghệ thuật Nguyễn Tuân, trong hình tượng Huấn Cao có sự kết hợp ở mức lí tưởng của một đấng tài hoa nghệ sĩ, một bậc anh hùng nghĩa khí và một con người ngời sáng thiên lương.

Huấn Cao là một con người tài hoa khác thường. Trong truyện, nhà văn tô đậm cái tài viết chữ đẹp của ông Huấn. Như ta đã từng biết: chữ Hán là một chữ hội ý, hội hình, nét chữ đẹp, nghĩa chữ sâu. Cho nên viết chữ đẹp là một bộ môn nghệ thuật có từ cổ xưa và rất cao siêu. Người ta gọi đó là nghệ thuật thư pháp. Tài năng hội hoạ thì nhiều, nhưng hoạ sĩ có tài thư pháp thì rất hiếm hoi. Chữ trong những tác phẩm thư pháp không phải là sản phẩm của sự khéo tay, quen việc, thạo nghề của một người thợ. Trái lại, mỗi lần đặt bút đối với nhà thư pháp là một sáng tạo. Mỗi nét bút là sự tập trung cao độ, kết tụ tinh hoa và tinh huyết của người nghệ sĩ. Mỗi nét chữ đều là sự hiện hình của những khát khao thầm kín mà mãnh liệt chất chứa trong thẳm sâu tâm hồn, trong nhân cách của người viết. Chữ Huấn Cao là nhân cách cao khiết phi thường của Huấn Cao. Nó quí giá không chỉ vì được “viết nhanh và rất đẹp”, không chỉ vì “đẹp lắm, vuông lắm” mà quan trọng hơn là “những nét vuông vắn, tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời người”. Hiểu như thế ta mới thấy được tại sao Nguyễn Tuân lại để cho viên quản ngục khao khát “có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”. Chữ ông Huấn đã trở thành mơ ước suốt cả đời quản ngục. Và để đạt được ước mơ ấy quản ngục đã dám coi thường cả quyền lợi của một viên quản ngục, và cả sự an nguy đến sinh mệnh của mình.

Huấn Cao là một người kiên cường bất khuất. Theo tiếng gọi của tự do ông Huấn đã cầm gươm chống lại triều đình. Mặc dù chí lớn không thành nhưng ông vẫn giữ được tư thế đường hoàng, oai phong, lẫm liệt. Là một tử tù đợi ngày ra pháp trường nhưng Huấn Cao vẫn hoàn toàn tự do về tinh thần. Ông làm những gì mình muốn và không làm bất cứ việc gì mà mình không thích. Trước mặt ngục quan và đám lính tù bắng nhắng chực ra oai, Huấn Cao lạnh lùng cùng sáu người tử tù “khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống nền đá tảng đánh thuỳnh một cái” để đuổi rệp, cũng là để khẳng định cái oai phong của mình. Quản ngục vào buồng giam “khép nép hỏi ông Huấn: ngài có cần gì thêm nữa xin cho biết. Tôi sẽ cố gắng chu tất”. Ông trả lời: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Đúng là Huấn Cao đã “cố ý làm ra khinh bạc đến điều”. Thật ngang tàng và kiêu dũng. Rồi nữa, trong cảnh ngộ “một ngày tù bằng nghìn thu ở ngoài”, thế mà “ông Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm”. Đặc biệt, khi thấu hiểu quản ngục “là một tấm lòng trong thiên hạ” Huấn Cao đã bằng lòng cho chữ trong tư thế “một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván”. Không có một ý chí gang thép thì không có được cái phong thái ung dung nghệ sĩ trong cảnh cho chữ này. Thế đó, xiềng xích, cường quyền và bạo lực không thể là cho Huấn Cao nao núng tinh thần. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, hình tượng Huấn Cao là hiện thân sinh động của một bậc đại trượng phu với phương châm sống: “Bần cư bất năng di, phú quý bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất” (nghèo khó không làm đổi thay chí hướng, giàu có không thể làm cho trở nên hư hỏng, cường không thể khuất phục).

Huấn Cao còn là một con người có thiên lương trong sáng, cao khiết. Cả một đời, Huấn Cao luôn có ý thức giữ gìn bản tính tốt của con người do trời phú cho. Tiền tài, danh vọng và cường quyền không thể làm cho lương tâm của ông thay đổi. Ông Huấn ngẩng đầu kiêu hãnh trước điều này “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối bao giờ”. Tôn thờ chữ “tâm”, sống một đời thanh sạch, cho nên ông Huấn thực sự cảm kích trước những người “sống giữa một đống cặn bã” mà còn giữ được “thiên lương”. Khi biết quản ngục là một người “có sở thích cao quý” và có “tấm lòng biệt nhỡn liên tài” ông ân hận chân thành “thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Và người anh hùng “chọc trời khuấy nước”, khí phách ngang tàng, giờ đây chí lớn không thành, ngày đêm bị gông xiềng trong ngục tối để chờ ngày bị đem ra pháp trường chặt đầu nhưng tư thế vẫn ung dung, hiên ngang bất khuất đó đã để cái đêm cuối cùng ở tỉnh Sơn quê hương, dành “những dòng chữ cuối cùng” của đời mình cho viên quản ngục nọ. Đó không phải là sự dâng nộp báu vật của một tên tử tù cho viên quản ngục đang coi giữ mình, mà là sự cảm kích, trân trọng của người nghệ sĩ đối với kẻ liên tài, người tri kỉ; là sự đáp lại của một tấm lòng trước một tấm lòng… Danh sĩ Cao Bá Quát – Nguyên mẫu lịch sử để Nguyễn Tuân xây dựng nhân vật Huấn Cao – có câu thơ “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” – Một đời chỉ cúi đầu bái lạy hoa mai. Ông Huấn không cúi đầu bái lạy quản ngục vì quản ngục chưa phải là hiện thân của nhân cách cao khiết tuyệt vời; nhưng ông vẫn nâng niu trân trong chút “thiên lương”, “một tấm lòng” ở con người phải sống trong cái ác, cái xấu nhưng vẫn hướng về cái thiện, cái đẹp đó. Cảm kích trước tấm lòng của quản ngục, ông Huấn không chỉ bằng lòng cho chữ mà còn “đỡ viên quản ngục đứng dậy và đĩnh đạc bảo”: “…Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ được thiên lương cho lãnh vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”. Có thể coi đây là lời cuối cùng của Huấn Cao trước khi ông đi vào cõi vĩnh hằng. Nó giống như trong đời thường trước lúc lâm chung người ông căn dặn các cháu, người cha dặn dò các con: sống ở đời phải biết theo cái lẽ “đói cho sạch, rách cho thơm”. Như vậy là, ở đâu và lúc nào, đối với mình cũng như đối với người, Huấn Cao luôn luôn tâm niệm về cái điều cốt lõi trong đạo làm người: hãy biết “giữ thiên lương cho lãnh vững”.

Nhân vật Huấn Cao thể hiện rất rõ quan niệm của nhà văn Nguyễn Tuân về cái đẹp. Nhìn chung, Huấn Cao là một nhân vật rất Nguyễn Tuân mang đầy đủ những phẩm chất mà Nguyễn Tuân cho rằng cần phải có ở một con người chân chính. Khi ca ngợi nét tài hoa nghệ sĩ ở nhân vật yêu quý của mình nhà văn như muốn nói con người lí tưởng trước hết phải là con người có tài, có tầm cao văn hoá và biết làm đẹp cho đời bằng cái tài đó của mình. Thật tự nhiên, cái tài phải đi song song với bản lĩnh, khí phách, với ý thức giữ gìn bản ngã, thậm chí khi cần kẻ có tài phải biết chống lại môi trường phi nhân tính vốn thù địch với tài năng. Nhưng con người chỉ có tài, có khí phách vẫn là chưa đủ mà phải có tâm nữa. Tuy Nguyễn Tuân không khẳng định như thiên tài Nguyễn Du: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”, nhưng qua sự vận động của hình tượng Huấn Cao ta vẫn thấy nhà văn rất coi trọng chữ tâm, coi trọng “thiên lương”. Với Nguyễn Tuân, cái tâm vẫn là gốc rễ của nhân cách, là điểm xuất phát cũng là nơi đi đến của tài năng và khí phách.

Tham khảo 2: 

Nguyễn Tuân - một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, luôn khao khát hướng tới những cái chân, thảo, thiện, mĩ lệ. Và tác phẩm “Chữ người tử tù”, tiêu biểu là nhân vật Huấn Cao xuất hiện trong chuyện với vai trò là một người tài hoa, khí phách hiên ngang, thiên lương trong sáng. Truyện kể về nhân vật Huấn Cao - một kẻ cầm đầu bọn phản loạn dám đứng lên chống lại triều đình. Trước hết, nhân vật Huấn Cao bước ra với hình tượng được gắn ngay từ đầu là một người tử tù, cổ đeo gông, nhưng lại mang trong mình một tài hoa đó là tài viết chữ đẹp nổi tiếng khắc vùng. Với tài bẻ khóa vượt ngục dựa theo lời kể của viên quản ngục, và lại có tài viết chữ Hán nhanh và đẹp khiến cho viên quản ngục hết lần này đến lần khác mong muốn có được chữ của ông. Nhưng với vị trí là người tử tù, Huấn Cao lại có những hành động thể hiện khí phách hiên ngang của mình: văn võ toàn tài, nghĩa khí. Đặc biệt, ông luôn thể hiện rằng thái độ khinh thường bọn lính quản ngục, bằng hành động rỗ gông, rồi tiếp đến là khinh bạc những trò tiểu nhân hèn nhác của những kẻ tiểu nhân. Thêm vào đó là cái tính cách không chịu khuất phục trước quyền lực và tiền bạc, khi đối mặt với viên quản ngục ông vẫn ung dung không thèm để ý đến sự có mặt của viên quản ngục. Với tình cách thản nhiên vô ưu chờ ngày ra pháp trường kèm theo đó là thản nhiên nhận rượu thịt từ tay viên quản ngục mà không cần mảy may suy nghĩ. Ngoài vẻ đẹp tài hoa uyên bác, một tính cách khác của Huấn Cao đó là thiên lương trong sáng, và chính cái thiên lương trong sáng đó mà đã làm cho rất nhiều người ngưỡng mộ ông. Ngoài ra, nhân cách của ông còn được đánh giá qua cách nhìn nhận và đánh giá khả năng và tài đức của viên quản ngục. Đặc biệt là một người yêu cái đẹp, trọng cái đẹp, và biết trân trọng những người yêu thích cái đẹp. Như vậy, qua hình tượng nhân vật Huấn Cao khiến cho người đọc hiểu thêm được về sự tài hoa, uyên bác, hiểu được thế nào là cái đẹp và niềm đam mê cái đẹp. Tác phẩm xứng đáng là một áng văn chương một thời vang bóng và nó mãi mãi vang bóng trong bạn đọc nhiều thời.

Tham khảo 3:

Khi nhắc tới lối văn chương luôn khát khao hướng tới chân-thiện-mĩ, người ta thường nhắc tới Nguyễn Tuân- một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông được đánh giá là một trongnhững cây bút tài hoa nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong các sáng tác củaNguyễn Tuân, các nhân vật thường được miêu tả, nhìn nhận như một nghệ sĩ . Và tácphẩm “Chữ người tử tù” cũng được xây dựng bằng cách nhìn nhận như vậy. Có lẽ, ai đọc tác phẩm “Chữ người tử tù” đều rung động cảm phục trước vẻ đẹp của người anh hùngHuấn Cao. Nhà văn Nguyễn Tuân đã lấy nguyên mẫu hình tượng Cao Bá Quát làm nguồn cảm hứngsáng tạo nhân vật Huấn Cao. Họ Cao là một lãnh tụ nông dân chống triều Nguyễn năm1854. Huấn Cao được lấy từ hình tượng này với tài năng, nhân cách sáng ngời và rất đỗitài hoa.Vì thế, trong truyện Huấn Cao một kẻ cầm đầu bọn phản loạn dám đứng lên chống lại triều đình.Khi bị bắt giam ở nhà tù tỉnh Sơn, vì cảm mến trước tấm lòng viên quản ngụcông đã đồng ý cho chữ. Và đó là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã xảy ra . HuấnCao là người cho chữ nhưng lại là tử tù chờ ngày ra pháp trường, viên quản ngục là ngườixin chữ nhưng đồng thời lại là người quản lí trại giam nơi giam giữ Huấn Cao. Cuộc gặp gỡđã tạo nên tình thế vô cùng kịch tính, làm nổi bật lên vẻ đẹp rạng ngời của nhân vật HuấnCao.Vẻ đẹp của Huấn Cao trước hết là vẻ đẹp của con người nghệ sĩ tài hoa, Huấn Cao là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp. Ông nổi tiếng khắp vùng tỉnh Sơn về tài viết chữ nhanh và đẹp, nó nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Chữ Huấn Cao trở thành niềm đam mê, khao khát của quản ngục. Viên quản bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng, kiên trì, công phu, dũng cảm xin bằng được chữ của Huấn Cao. Những nét chữ vuông vắn, tươi tắn mà Huấn Cao cho quản ngục trong nhà lao có thể đẩy lùi bóng tối, chiến thắng sự tàn bạo, xấu xa. Thứ hai, đó là vẻ đẹp thể hiện qua khí phách hiên ngang.Ở ngoài đời, Huấn Cao là người đứng đầu bọn phản nghịch, dám hiên ngang chống lại triều đình.Trong những ngày ở nhà lao, Huấn Cao vẫn giữ được phong thái hiên ngang, chính trực, thản nhiên khi nghe tin mình bị ra pháp trường và đường hoàng, lẫm liệt dậm tô nét chữ trên phiến lụa óng. Không những thế ông còn là một người có thiên lương trong sáng bởi sinh thời, Huấn Cao không bao giờ ép mình cho chữ vì vàng ngọc hay quyền thế. Khi hiểu ra tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục, Huấn Cao xúc động, vui lòng cho chữ và nói những lời khuyên với quản ngục như một người tri âm, ông còn thấy suýt nữa để mất tấm lòng trong thiên hạ. Như vây, với cách giới thiệu gián tiếp, lối xây dựng nhân vật bằng bút pháp lý tưởng hóa cảm hứng lãng mạn Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công vẻ đẹp của Huấn Cao.

Tham khảo 4:

Ở mỗi thời đại, con người lại có những quan điểm sống khác nhau và ngày càng tiên tiến hơn. Tuy nhiên, có những thứ sẽ không bao giờ thay đổi đó chính là thiên lương thanh cao, trong sáng. Một trong những nhân vật có thiên lương trong sáng mà đến tận sau này chúng ta vẫn yêu thương, ngưỡng mộ chính là Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân. Huấn Cao được nhà văn Nguyễn Tuân mô tả là người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹp, là trang nam tử hán, đại trượng phu lúc bấy giờ. Do thời thế loạn lạc, ông đã không ngần ngại đứng lên đấu tranh bảo vệ công lí, bảo vệ lẽ phải để rồi bản thân bị gán vào tội phản quốc, trở thành tên tử tù chờ ngày hành hình. Tuy nhiên, điều đó không làm ông sợ hãi mà ngay trong chính cảnh tù đày đó càng làm nổi bật vẻ đẹp nhân cách của người anh hùng. Trong nhà giam, ông vẫn sống với khí phách hiên ngang của mình, thản nhiên coi thường viên quản ngục, ngạo nghễ nhận những sự thiết đãi mà không hề lo sợ những toan tính. Chính khí phách và tài năng của ông đã làm cho người đọc càng thêm yêu mến, ngưỡng mộ. Huấn Cao là hình tượng đại diện cho những người anh hùng, nhà nho cuối mùa bất đắc trí. Họ có tài năng, trí tuệ nhưng bị bối cảnh xã hội đẩy vào hoàn cảnh éo le, khắc nghiệt khiến cuộc sống của họ không có được những kết thúc tốt đẹp, nhưng ở họ vẫn luôn ánh lên vẻ đẹp của nhân cách cao thượng. Nhiều năm tháng qua đi nhưng ta vẫn mãi ấn tượng với hình ảnh người anh hùng Huấn Cao với vẻ đẹp của thiên lương sáng chói.

Tham khảo 5:

Chữ người tử tù kể về nhân vật Huấn Cao - một kẻ cầm đầu bọn phản loạn dám đứng lên chống lại triều đình. Trước hết, nhân vật Huấn Cao bước ra với hình tượng được gắn ngay từ đầu là một người tử tù, cổ đeo gông, nhưng lại mang trong mình một tài hoa đó là tài viết chữ đẹp nổi tiếng khắc vùng. Với tài bẻ khóa vượt ngục dựa theo lời kể của viên quản ngục, và lại có tài viết chữ Hán nhanh và đẹp khiến cho viên quản ngục hết lần này đến lần khác mong muốn có được chữ của ông. Nhưng với vị trí là người tử tù, Huấn Cao lại có những hành động thể hiện khí phách hiên ngang của mình: văn võ toàn tài, nghĩa khí. Đặc biệt, ông luôn thể hiện rằng thái độ khinh thường bọn lính quản ngục, bằng hành động rỗ gông, rồi tiếp đến là khinh bạc những trò tiểu nhân hèn nhác của những kẻ tiểu nhân. Thêm vào đó là cái tính cách không chịu khuất phục trước quyền lực và tiền bạc, khi đối mặt với viên quản ngục ông vẫn ung dung không thèm để ý đến sự có mặt của viên quản ngục. Với tình cách thản nhiên vô ưu chờ ngày ra pháp trường kèm theo đó là thản nhiên nhận rượu thịt từ tay viên quản ngục mà không cần mảy may suy nghĩ. Ngoài vẻ đẹp tài hoa uyên bác, một tính cách khác của Huấn Cao đó là thiên lương trong sáng, và chính cái thiên lương trong sáng đó mà đã làm cho rất nhiều người ngưỡng mộ ông. Ngoài ra, nhân cách của ông còn được đánh giá qua cách nhìn nhận và đánh giá khả năng và tài đức của viên quản ngục. Đặc biệt là một người yêu cái đẹp, trọng cái đẹp, và biết trân trọng những người yêu thích cái đẹp. Như vậy, qua hình tượng nhân vật Huấn Cao khiến cho người đọc hiểu thêm được về sự tài hoa, uyên bác, hiểu được thế nào là cái đẹp và niềm đam mê cái đẹp. Tác phẩm xứng đáng là một áng văn chương một thời vang bóng và nó mãi mãi vang bóng trong bạn đọc nhiều thời.

 

Xem thêm các bài Văn mẫu 10 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài soạn Văn mẫu 10 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập