Kể lại truyện ngụ ngôn Treo biển

Kể lại truyện ngụ ngôn Treo biển

Tham khảo 1: 

Ở một cửa hàng bán cá làm cái biển, đề mấy chữ to tướng:

” Ở đây có bán cá tươi” [1].

Vừa treo biển lên, có người qua đường xem, cười bảo:

– Nhà này xưa nay quen bá cá ươn [2] hay sao mà bây giờ lại phải đề biển là “bán cá tươi”?

Chủ cửa hàng nghe nói thế, xóa ngay chữ “tươi” đi.

2. Hôm sau, có người khác đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:

– Người ta chẳng nhẽ đến hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là “ở đây”!

Chủ cửa hàng nghe nói, bỏ ngay hai chữ “ở đây” đi.

3. Cách vài hôm lại có một người khác đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:

– Ở đây chẳng bán cá thì bầy cá ra để khoe hay sao mà phải đề là “có bán”?

Chủ cửa hàng nghe nói, lại bỏ ngay hai chữ “có bán” đi. Thành ra treo trên biển chỉ còn mỗi một chữ “cá”. Anh ta nghĩ bụng chắc từ bây giờ không còn ai bắt bẻ [3] gì nữa.

4. Vài hôm sau, người láng giềng sang chơi, nhìn lên biển, nói:

– Ôi dào, chưa đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh. Đến gần nhà thấy đầy những cá, ai chẳng biết là bán cá mà còn phải đề biển làm gì?

Thế là nhà hàng cất luôn nốt cái biển đi.

Tham khảo 2: 

Tuần trước, tôi đi qua ngã ba đầu phố, thấy một cửa hàng bán cá treo một tấm biển lớn: “ở đây có bán cá tươi”. Thấy có “cá tươi”, tôi vui mừng bước vào định mua một ít. Đang chờ người bán hàng gói cá thì tôi nghe thấy một người khách cười nói:

– Nhà ông này có bán cá ươn hay sao mà biển phải đề là “cá tươi”?!

Không hiểu có phải chủ hàng nghe thấy câu nói ấy hay không mà hôm sau, đi qua, tôi đã thấy chữ“tươi” bị bỏ mất. Biển hiệu chỉ còn: “Ở đây có bán cá”! Tôi thấy rất thú vị bèn lân la đến gần quầy hàng định bụng hỏi chuyện ông chủ. Lúc ấy, có người đi qua lại bảo:

– Chẳng bán cá ở đây thì bán ở đâu!

Người chủ lập tức hạ biển, bớt chữ. Thế là cái biển chỉ còn ba chữ: “Có bán cá”. Tôi định góp ý với ông chủ nhưng thấy tình hình ấy thì không nén được cười thầm trong bụng. Được rồi! Cứ chờ xem số phận cái biển sẽ ra sao!

Ít ngày sau tôi lại qua đó. Thật kinh ngạc! Cái biển chỉ còn một chữ: “Cá”. Nghe người qua đường kể thì hoá ra, có một người khách đến mua hàng, ông ta nói với chủ hàng rằng:

– Bày cá ra chẳng để bán thì để làm gì mà còn phải viết “có bán”!

Vậy là ông chủ lại hạ biển, bớt chữ! Tôi bật cười, cố tình nói một câu rõ to để trêu đùa ông chủ quán ba phải này:

– Chưa đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần thì thấy cá. Vậy phải để biển làm gì!

Nói rồi, tôi chờ phản ứng của ông chủ quán. Quả nhiên, lựa lúc vắng khách, ông ta cho hạ cái biển xuống rồi cất nó đi luôn!

Ông chủ hàng cá thật là người thụ động, ba phải – “con tám cũng ừ, con tư cũng gật”. Treo biển lên để quảng cáo là một công việc rất có ý nghĩa: nhưng chính ông ta cũng không nhận thức được ý nghĩa đó, không có chủ kiến của mình, rốt cuộc treo lên rồi lại cất đi chỉ vì những ý kiến vô thưởng vô phạt. Việc làm khi đó vừa tôn công, phí sức lại vừa đáng chê cười.

Từ việc làm kì quặc của người bán hàng này, tôi hiểu rằng khi làm việc gì cũng phải suy nghĩ trước sau. Cũng có thể lắng nghe góp ý của người khác nhưng phải cẩn trọng suy xét đúng sai, phải có chủ kiến khi làm việc kẻo phí công vô ích mà lại mang tiếng “Đẽo cày giữa đường”, bị thiên hạ cười chê mà vẫn không mang lại kết quả việc làm như mong muốn.

Tham khảo 3:

Một hôm trong bữa cơm, bố tôi kể một câu chuyện rất buồn cười: một ông mở hàng bán cá, hôm đầu treo tấm biển: “Ở đây có bán cá tươi”. Chẳng biết nghe người tạ xui thế nào, cứ mỗi hôm ông ta lại tháo bỏ đi một chữ, rốt cuộc đến cái biển cũng tháo xuống nốt. Thật là “Đẽo cày giữa đường”.

–    Ông ta còn ở đấy không bố? Tôi hỏi.

–    Còn chứ, vẫn bán cá như mọi ngày, chỉ không treo biển mà thôi.

Vì tò mò, hôm sau tôi quyết định ra phố gặp người bán cá để hỏi về chuyện tấm biển. Đến nơi, thấy ông đang ngồi buồn thiu bên sọt cá, tôi hỏi:

–    Có đông khách không bác?

–     Khổ quá cậu ạ. Từ hôm tháo tấm biển xuống, chẳng có mấy người mua. Thỉnh thoảng gặp được khách quen, hỏi thì họ bảo: “Thấy ông tháo biển đi, tưởng không bán nữa, chúng tôi đã mua ở hàng đằng kia rồi”. Chẳng lẽ lại treo biển lên. Nhưng kể ra mấy tay ấy nói cũng có lí.

–    Họ nói sao hả bác?

–    Tôi treo biển: “Ở đây có bán cá tươi”. Một tay đi qua bảo: “Nhà này trước nay chỉ bán cá ươn hay sao mà phải bảo là tươi”, nếu tất khách hàng đều nghĩ vậy thì tôi còn buôn bán làm sao, thế nên tôi mới bỏ chữ “tươi” đi chứ.

–   Bác hồ đồ quá. Cá có bao nhiêu loại nhưng đều phải tươi mới ngon, viết thế là phải chứ. Lại có người khách vào mua hàng nhìn lấm biển nói: “Ông bày cá ở đây, chẳng bán ở đây thì bán ở đâu, không nhẽ người ta vào hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là “ở đây”. Nghe cũng phải, thế là tôi bèn xóa hai chữ ấy.

Tôi buồn cười bảo:

–    Hai chữ ấy có thừa đâu. Bác không thấy ông hàng rắn thì đề “Ở đây có bán rắn”, ông bán thịt chó đề “A! Đây rồi! Cầy tơ bảy món”, trẻ em thì rao “Báo đây! Báo đây!” à? Hai chữ “ở đây” là để khiến cho người mua phải chú ý. Thế còn ba chữ “có bán cá”, sao bác lại tháo xuống?

–    Một người khác góp ý: “Bác bày cá ra, không để bán thì để chơi hay sao mà phải đề là “có bán”. Hắn nói cũng đúng đấy chứ!

–    Đành rằng thế! Nhưng đó chỉ là cái lí bề ngoài. Nhưng nếu bác bày cá mà không đề “có bán”, người ta biết đâu rằng bác là người bán cá, nhỡ bác thu mua cá thì sao? Có hai chữ ấy thì khách hàng khỏi băn khoăn vẫn hơn chứ!

–     Cậu nói thế cũng có lí lắm. Nhưng tôi hỏi cậu: người khuyên tôi bỏ nốt chữ “cá” đi vì: “chưa đến đầu phố đã thấy tanh nồng mùi cá. Ai chẳng biết nhà ông bán cá mà phải đề biển”. Hắn là hàng xóm của tôi đấy. Cậu giải thích ra sao?

Tôi ngẩn người, ừ nhỉ! Biết giải thích thế nào? Bỗng tôi nhớ, có lần bố tôi bảo: “Thiên hạ nhiều người thích đùa, thấy người ta gần ngã, đã không kéo dậy lại còn đẩy thêm cái nữa cho ngã hẳn. Tuy như như vậy cũng không hẳn là ác ý. Bởi càng ngã đau thì càng nhớ lâu, lần sau càng cẩn thận hơn”. Tôi đem nguyên ý đó nói lại với bác bán cá, luôn thể khuyên bác cứ treo lại tấm biển như cũ. Bác bán cá xem chừng đã nghe ra, gật đầu đồng ý, lại hỏi tôi làm sao mà có thể nói tường tận thế? Tôi chỉ biết mỉm cười.

Bác tặng tôi một con cá thật to để cảm ơn. Nhưng tôi từ chối và đi về nhà.

Hôm sau tôi ra, thấy hàng cá của bác đã treo lại tấm biển thật to và đông khách như xưa.

Tham khảo 4:

Một hôm trong bữa cơm, bố tôi kể một câu chuyện rất buồn cười: một ông mở hàng bán cá, hôm đầu treo tấm biển: “Ở đây có bán cá tươi”. Chẳng biết nghe người tạ xui thế nào, cứ mỗi hôm ông ta lại tháo bỏ đi một chữ, rốt cuộc đến cái biển cũng tháo xuống nốt. Thật là “Đẽo cày giữa đường”.

-    Ông ta còn ở đấy không bố? Tôi hỏi.

-    Còn chứ, vẫn bán cá như mọi ngày, chỉ không treo biển mà thôi.

Vì tò mò, hôm sau tôi quyết định ra phố gặp người bán cá để hỏi về chuyện tấm biển. Đến nơi, thấy ông đang ngồi buồn thiu bên sọt cá, tôi hỏi:

-    Có đông khách không bác?

-     Khổ quá cậu ạ. Từ hôm tháo tấm biển xuống, chẳng có mấy người mua. Thỉnh thoảng gặp được khách quen, hỏi thì họ bảo: “Thấy ông tháo biển đi, tưởng không bán nữa, chúng tôi đã mua ở hàng đằng kia rồi”. Chẳng lẽ lại treo biển lên. Nhưng kể ra mấy tay ấy nói cũng có lí.

-    Họ nói sao hả bác?

-    Tôi treo biển: “Ở đây có bán cá tươi”. Một tay đi qua bảo: “Nhà này trước nay chỉ bán cá ươn hay sao mà phải bảo là tươi”, nếu tất khách hàng đều nghĩ vậy thì tôi còn buôn bán làm sao, thế nên tôi mới bỏ chữ “tươi” đi chứ.

 

-   Bác hồ đồ quá. Cá có bao nhiêu loại nhưng đều phải tươi mới ngon, viết thế là phải chứ.

 

-     Lại có người khách vào mua hàng nhìn lấm biển nói: “Ông bày cá ở đây, chẳng bán ở đây thì bán ở đâu, không nhẽ người ta vào hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là "ở đây". Nghe cũng phải, thế là tôi bèn xóa hai chữ ấy.

Tôi buồn cười bảo:

-    Hai chữ ấy có thừa đâu. Bác không thấy ông hàng rắn thì đề “Ở đây có bán rắn”, ông bán thịt chó đề “A! Đây rồi! Cầy tơ bảy món”, trẻ em thì rao “Báo đây! Báo đây!” à? Hai chữ “ở đây” là để khiến cho người mua phải chú ý. Thế còn ba chữ “có bán cá”, sao bác lại tháo xuống

-  Một người khác góp ý: “Bác bày cá ra, không để bán thì để chơi hay sao mà phải đề là “có bán”. Hắn nói cũng đúng đấy chứ!

-    Đành rằng thế! Nhưng đó chỉ là cái lí bề ngoài. Nhưng nếu bác bày cá mà không đề “có bán”, người ta biết đâu rằng bác là người bán cá, nhỡ bác thu mua cá thì sao? Có hai chữ ấy thì khách hàng khỏi băn khoăn vẫn hơn chứ!

 
 

-     Cậu nói thế cũng có lí lắm. Nhưng tôi hỏi cậu: người khuyên tôi bỏ nốt chữ "cá" đi vì: “chưa đến đầu phố đã thấy tanh nồng mùi cá. Ai chẳng biết nhà ông bán cá mà phải đề biển”. Hắn là hàng xóm của tôi đấy. Cậu giải thích ra sao?

Tôi ngẩn người, ừ nhỉ! Biết giải thích thế nào? Bỗng tôi nhớ, có lần bố tôi bảo: “Thiên hạ nhiều người thích đùa, thấy người ta gần ngã, đã không kéo dậy lại còn đẩy thêm cái nữa cho ngã hẳn. Tuy như như vậy cũng không hẳn là ác ý. Bởi càng ngã đau thì càng nhớ lâu, lần sau càng cẩn thận hơn”. Tôi đem nguyên ý đó nói lại với bác bán cá, luôn thể khuyên bác cứ treo lại tấm biển như cũ. Bác bán cá xem chừng đã nghe ra, gật đầu đồng ý, lại hỏi tôi làm sao mà có thể nói tường tận thế? Tôi chỉ biết mỉm cười.

Bác tặng tôi một con cá thật to để cảm ơn. Nhưng tôi từ chối và đi về nhà.

 

Hôm sau tôi ra, thấy hàng cá của bác đã treo lại tấm biển thật to và đông khách như xưa.

Xem thêm các bài Văn mẫu 7 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài soạn Văn mẫu 7 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.