Hướng ra đề môn Lịch sử kì thi THPT quốc gia năm 2017

Khác với các năm trước đây, năm nay theo thống kê ban đầu, thí sinh dự thi môn Sử trong kì thi THPT quốc gia sắp tới đang có số lượng đăng kí tăng lên đột biến. Và đây cũng là môn tự chọn có lượng thí sinh đăng kí nhiều nhất cho đến thời điểm hiện tại.

Năm 2017 là năm đầu tiên, môn Lịch sử được chuyển sang thi dưới hình thức trắc nghiệm. Chính điều đó đã tạo ra nhiều bỡ ngỡ cho các sĩ tử.

Cho đến thời điểm này khi hè đến, ve kêu phượng nở cũng là lúc mà các bạn học sinh cũng như các bậc phụ huynh quan tâm nhiều đến hướng ra đề thi các môn của Bộ giáo dục. Và hơn hết, môn sử vẫn là môn luôn nhận được sự chú ý của dự luận về độ nóng trong việc ra đề.

Năm nay, đề thi của môn Lịch Sử gồm có 40 câu trắc nghiệm và thí sinh phải hoàn thành nó trong khoảng thời gian 50 phút.

Cụ thể về cấu trúc đề như sau:

1. Về nội dung

Trong bộ đề thi 40 câu trắc nghiệm sẽ có 11 câu về lịch sử thế giới (chiếm 27,5%), có 28 câu về lịch sử Việt Nam (chiếm 70 %). Còn lại 1 câu mang tính “giao thoa” giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam”.

Như vậy, mặc dù năm nay hình thức thi hoàn toàn thay đổi và mới mẻ nhưng nội dung của đề thi vẫn không có nhiều thay đổi khi phần lịch sử Việt Nam vẫn luôn được chú trọng và chiếm phần lớn số điểm.

2. Về hình thức

Các câu hỏi trong bộ đề thi được xây dựng chủ yếu theo 3 dạng chính. Đó là : Tìm lựa chọn đúng, sắp xếp theo trật tự thời gian và điền khuyết.

Với những dạng câu hỏi này, yêu cầu các bạn học sinh phải nắm bắt được các sự kiện đi kèm với  từng mốc thời gian, nhớ và xâu chuỗi các sự kiện liên quan với nhau. Ngoài ra, các bạn cũng cần phải đánh giá được vai trò, ý ghĩa của các sự kiện. Và để làm được những điều đó, các bạn cần có bí kíp ôn thi trắc nghiệm môn Lịch sử để nhớ nhanh.

3. Độ phân hóa thí sinh

Trong đề thi chiếm đại đa số là câu hỏi về nội dung sự kiện (33 câu). Còn lại có 2 câu hỏi về thời gian, 2 câu hỏi về không gian, 2 câu hỏi về tư duy và một câu hỏi về quá trình trạng thái.

Xét về mặt tổng quan thì đề thi khá đơn giản, tất cả những câu hỏi đều là những phần lịch sử cơ bản. Đó chủ yếu là những sự kiện lớn gắn liền với thời gian và không gian. Do đó, khi học sinh ôn luyện và nắm được kiến thức thì có thể dễ dàng đạt được điểm cao. Bởi môn sử không đòi hỏi thí sinh phải tư duy nhiều so với các môn khác.

Trên đây là những nhận định và phân tích có căn cứ về cấu trúc đề của môn Lịch sử trong kì thi THPT quốc gia năm 2017. Là lần đầu tiên áp dụng hình thức thi trắc nghiệm cho môn lịch sử nên không tránh được việc các bạn học sinh thắc mắc về cấu trúc đề. Và mình hi vọng, với bài viết này sẽ phần nào giúp các bạn nắm được đề năm nay và có chiến lược ôn luyện hiệu quả.