Giới thiệu về Trương Hán Siêu và bài “Phú sông Bạch Đằng” nổi tiếng của ông

Đề bài: Giới thiệu về Trương Hán Siêu và bài “Phú sông Bạch Đằng” nổi tiếng của ông

Bài làm

Nhắc đến những nhà thơ nổi tiếng của văn học trung đại không thể nào bỏ qua Trương Hán Siêu. Một nhân vật có tài năng uyên bác, thông hiểu đạo lí và giàu lòng yêu nước. Ông cũng là người có đóng góp rất lớn cho sự phát triển phồn vinh của triều đại nhà Trần. Bạch đằng giang phú là một tác phẩm nổi tiếng được nhiều người yêu thích và tìm hiểu.

Trương Hán Siêu năm sinh chưa rõ nhưng mất vào năm 1354 có tên chữ là Lăng Phủ, quê làng Phúc Am, huyện An Khánh, Ninh Bình. Lúc trẻ ông là môn khách của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn tham gia hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống quân Nguyên mông lần thứ hai và thứ ba. Ông đã trải qua làm quan dưới bốn triều vua nhà Trần. Được đánh giá là một ngời vừa có học vấn uyên bác, thông hiểu sâu sắc nho giáo, đạo phật lại giàu lòng yêu nước. Ông được các vua Trần vô cùng tôn kinh và coi như bậc thầy.

Dưới thời vua Trần Anh Tông ông được phong làm hàn lâm học sĩ. Đời Minh Tông ông giữ chức hành khiển, Dụ Tông năm 1339 ông làm Hữu ti Lang. Đời Dụ  Tông đổi sang Tả Tư Lang kiêm chức và đến năm 1351 ông được phong làm Tham tri Chính sự.

Sau khi mất ông được phong làm Thái phó và cho phối thờ ở Văn Miếu Thăng Long ngang với các bậc hiền triết thời xưa. Trong sự nghiệp sáng tác văn chương của mình ông để lại cho đời rất nhiều những tác phẩm hay tuy nhiên được chú ý nhất là Bạch đằng giang phú. Nó được coi như một kiệt tác trong văn chương cổ Việt Nam.

Sông Bạch Đằng là một nhánh sông đổ ra biển Đông nằm giữa thị xã Quảng Ninh và Hải Phòng nơi đây ghi dấu rất nhiều những chiến công của lịch sử dân tộc. Trong đó lừng lẫy nhất có thể nói đến chiến thắng năm 938 của Ngô Quyền phá  tan quân Nam Hán và chiến thắng quân Nguyên Mông của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

Phú sông Bạch Đằng được viết bằng chữ hán và được dịch giả Bùi Văn Nguyên dịch vô cùng thành công. Phú là một thể loại văn cổ dùng để tả cảnh vật, phong tục cũng như tính tình. Kết cấu mỗi bài phú được chia thành bốn phần. Ở bài Phú sông Bạch Đằng cũng không hề ngoại lệ.  Từ phần đầu bài thơ cho đến câu “tiếc thay dấu vết còn lưu” là phần giới thiệu về nhân vật khách khi du ngoạn trên sông Bạch Đằng. “khách” trong câu thơ là nơi nhà cao ghế tựa, trua mùa hạ nắng nóng, áo trong ngắn , làn nước biếc. “Khách” ở đây có thể hiểu là Mạc Đĩnh Chi đã biểu lộ tấm lòng thanh cao, chí khí hoài bão của kẻ sĩ ở đời. Những câu thơ đầu cũng cho thấy một tâm hồn hiểu biết rộng, chí khí lớn ham thích phiêu lưu thích thú tiêu dao tự do của nhà thơ Trương Hán Siêu. Đêm thì “chơi trăng” ngày thì “sớm gõ thuyền chờ Vũ Nguyệt”. Những danh lam thắng cảnh được nhắc đến trong bài phú như: Nguyên Tương, Cửu Giang, Ngũ Hổ, Bách Việt.... đều là những danh thắng trên đất nước Trung Hoa tuy nhiên nó mang ý nghĩa tượng trưng thể hiện cá tính tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết lấy việc du ngoạn làm lạc thú ở đời. Đoạn thơ:

“Đầm vân mộng chứa vài trăm dạ cũng nhiều

Bát ngát song kình muôn dặm

Thướt tha đuôi trĩ một màu”

Đây là những vần thơ chan chứa để nói về cảnh đẹp hùng vĩ , bát ngát của danh lam thắng cảnh đất nước. Phần hai của bài thơ từ đoạn tiếp theo cho đến “hội nào bằng hội Mạnh Tân: như vương sư họ Lã”. Đây là cuộc gặp gỡ bên sông và câu chuyện của các bô lão hiếu khách. Các bô lão là người kể chuyện và cũng  là người bình luận về những về các chiến tích xưa. Điều đặc biệt ở đây chính là các bô lão cũng là những người đã tham gia vào trận chiến oanh liệt đó cùng với nhân vật khách đối thoại bày tỏ những tâm tư tình cảm của mình, khi các bô lão xuất hiện cũng là là lúc nhân vật khách đang ngậm ngùi thương tiếc.  Giọng kể hào hùng, rành rọt và sôi nổi như sống lại những giây phút oanh liệt của cả dân tộc vậy.

Phần ba từ đoạn tiếp theo cho đến nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh. Lời bình của các bô lão đã nhấn mạnh những trận chiến lừng lẫy của các nhân tài đồng thời như một lời tổng kết thành một chân lí vậy.

Phần thứ tư cũng là phần còn lại là lời bình của nhân vật khách, cũng là lời nối tiếp theo của các bô lão. Nhằm ý nghĩa ngợi ca sự anh minh của các vị thánh quân, ngợi ca giá trị của các chiến công mang đến thái bình muôn thưở cho nhân dân. Hai câu thơ cuối của bài cũng là lời kết thúc một chân lí mối quan hệ giữa đất hiểm và người tài.

 

Có thể nói Trương Hán Siêu là một trong những anh hùng dân tộc, một nhân sĩ có đóng góp tích cực đối với nền văn học nước nhà. Tên tuổi của ông cùng Phú sông Bạch Đằng sẽ lưu danh muôn thưở trở thành một trong những điểm sáng trong bầu trời văn học Việt Nam. 

Xem thêm các bài Văn mẫu 10, hay khác:

Xem thêm các bài soạn Văn mẫu 10 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Bài viết số 1

Bài viết số 2

Bài viết số 3

Bài viết số 4

Bài viết số 5

Bài viết số 6

Bài viết số 7

Đề văn tham khảo

Đề văn kể chuyện, tượng tưởng

Đề văn thuyết minh

Đề văn nêu cảm nghĩ

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập