Giải bài tính giá trị của biểu thức (tiếp theo 2)

Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một dạng tính giá trị biểu thức mới, đó là dạng biểu thức chứa ngoặc. Vậy, với những biểu thức chứa ngoặc ta sẽ thực hiện nó như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài học dưới đây.

A. Lý thuyết

Các biểu thức (30 + 5) : 5; 3 x  (20 - 10)...là biểu thức có chứa dấu ngoặc ().

Khi tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc () thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc.

  • (30 + 5) : 5 = 35 : 5

                       = 7

  • 3 x (20 - 10) = 3 x 10

                          = 30

B. Bài tập & Lời giải

Câu 1: Trang 82 sgk toán lớp 3

Tính giá trị của biểu thức:

a) 25 – (20 - 10)

    80 – (30 + 25)

b) 125 + (13 + 7)

    416 – (25 - 11)

Xem lời giải

Câu 2: Trang 82 sgk toán lớp 3

Tính giá trị của biểu thức:

a. (65 + 15) x 2

    48 : (6 : 3)

b. (74 - 14) : 2

   81: (3 x 3)

Xem lời giải

Câu 3: Trang 82 sgk toán lớp 3

Có 240 quyển sách xếp đều vào 2 tủ, mỗi tủ có 4 ngăn. Hỏi mỗi ngăn có bao nhiêu quyển sách, biết rằng mỗi ngăn có số sách như nhau?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Sgk toán lớp 3, hay khác:

Để học tốt Sgk toán lớp 3, loạt bài giải bài tập Sgk toán lớp 3 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 3.

1. Ôn tập và bổ sung

2. Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000

3. Các số đến 10 000

4. Các số đến 100 000

5. Ôn tập cuối năm

Lớp 3 | Để học tốt Lớp 3 | Giải bài tập Lớp 3

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 3, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 3 giúp bạn học tốt hơn.