Giải Bài 7: Tứ giác nội tiếp sgk Toán 9 tập 2 Trang 87 90

Ta luôn vẽ được một đường tròn đi qua các đỉnh của một tam giác. Phải chăng ta cũng làm được như vậy với tứ giác? Chúng ta sẽ cùng giải đáp câu hỏi đó qua bài học này: Tứ giác nội tiếp. Dựa vào cấu trúc SGK toán lớp 9 tập 2, ConKec sẽ tóm tắt lại hệ thống lý thuyết và hướng dẫn giải các bài tập một cách chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng rằng, đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập tốt hơn

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Định nghĩa

Một tứ giác có bốn đỉnh nằm trên một đường tròn gọi là tứ giác nội tiếp đường tròn (gọi tắt là nội tiếp đường tròn)

                                                    Giải Bài 7: Tứ giác nội tiếp(1)

2. Định lí

Trong một tứ giác nôị tiếp, tổng số đo hai góc đối diện bằng $180^{\circ}$

 ABCD nội tiếp đường tròn (O)

=> $\left\{\begin{matrix}\widehat{A}+\widehat{C} &=180^{\circ} \\ \widehat{B}+\widehat{D} &=180^{\circ}\end{matrix}\right.$

3. Định lí đảo

Nếu tứ giác có tổng số đo hai góc đối diện bằng $180^{\circ}$ thì tứ giác đó nội tiếp được đường tròn.

 

 




B. Bài tập & Lời giải

Câu 53: Trang 89 - SGK Toán 9 tập 2

Biết ABCD là tứ giác nội tiếp. Hãy điền vào ô trống trong bảng sau (nếu có thể):

Giải Câu 53 Bài 7: Tứ giác nội tiếp

Xem lời giải

Câu 54: Trang 89 - SGK Toán 9 tập 2

 Tứ giác ABCD có $\widehat{ABC}+\widehat{ADC}=180^{\circ}$.

Chứng minh rằng các đường trung trực của AC, BD, AB cùng đi qua một điểm

Xem lời giải

Câu 55: Trang 89 - SGK Toán 9 tập 2

Cho ABCD là một tứ giác nội tiếp đường tròn tâm M, biết $\widehat{DAB}=80^{\circ}$, $\widehat{DAM}=30^{\circ}$, $\widehat{BMC}=70^{\circ}$. Hãy tính số đo các góc $\widehat{MAB}$, $\widehat{BCM}$, $\widehat{AMB}$, $\widehat{DMC}$, $\widehat{AMD}$, $\widehat{MCD}$ và $\widehat{BCD}$.

Xem lời giải

Câu 56: Trang 89 - SGK Toán 9 tập 2

Xem hình 47. Hãy tìm số đo các góc của tứ giác ABCD.

Giải Câu 56 Bài 7: Tứ giác nội tiếp

Xem lời giải

Câu 57: Trang 89 - SGK Toán 9 tập 2

Trong các hình sau, hình nào nội tiếp được trong một đường tròn:

Hình bình hành, hình chữ nhật, hình vuông, hình thang, hình thang vuông, hình thang cân? Vì sao?

Xem lời giải

Câu 58: Trang 90 - SGK Toán 9 tập 2

Cho tam giác đều ABC. Trên nửa mặt phẳng bờ BC không chứa đỉnh A, lấy điểm D sao cho

DB = DC, $\widehat{DCB}=\frac{1}{2}.\widehat{ACB}$

a) Chứng minh ABCD là tứ giác nội tiếp.

 b) Xác định tâm của đường tròn đi qua bốn điểm A, B, C, D.

Xem lời giải

Câu 59: Trang 90 - SGK Toán 9 tập 2

 Cho hình bình hành ABCD. Đường tròn đi qua ba đỉnh A, B, C cắt đường thẳng CD tại P khác C. Chứng minh AP = AD.

Xem lời giải

Câu 60: Trang 90 - SGK Toán 9 tập 2

Xem hình 48. Chứng minh QR // ST.

Hướng dẫn: Xét cặp góc so le trong $\widehat{PST},\widehat{SRQ}$

Giải Câu 60 Bài 7: Tứ giác nội tiếp

Xem lời giải

Xem thêm các bài Toán 9 tập 2, hay khác:

Để học tốt Toán 9 tập 2, loạt bài giải bài tập Toán 9 tập 2 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

PHẦN ĐẠI SỐ

CHƯƠNG 3: HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN

CHƯƠNG 4: HÀM SỐ Y= AX2 (A#0) - PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI MỘT ẨN

PHẦN HÌNH HỌC

CHƯƠNG 3: GÓC VỚI ĐƯỜNG TRÒN

CHƯƠNG 4: HÌNH TRỤ - HÌNH NÓN - HÌNH CẦU

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.