Giải bài 31 hóa học 10: Bài thực hành số 4: Tính chất hóa học của oxi, lưu huỳnh

Nhằm áp dụng kiến thực lí thuyết vào thực tiễn. ConKec chia sẻ tới các bạn bài thực hành số 4: Tính chất hóa học của oxi, lưu huỳnh . Hi vọng rằng, đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập tốt hơn

Nội dung bài học gồm hai phần

  • Lý thuyết về tính chất hóa học của oxi, lưu huỳnh
  • Giải các thí nghiệm SGK

A. Lý thuyết

1. Tính chất hóa học của oxi

Oxi có tính oxi hóa mạnh.

  • Tác dụng với kim loại. (trừ Au, Pt…)

Ví dụ: 2 Mg  + O2   $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$   2MgO

                 3Fe + 2O    $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$    Fe3O4

  • Tác dụng với phi kim (trừ halogen).

Ví dụ: 4P + 5O2 $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ P2O5

          C + O2  $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ CO2

  • Tác dụng với hợp chất

Ví dụ: 2CO + O2   $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$  2CO2

          C2H5OH + 3O2 $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ 2CO2 + 3H2O

2. Tính chất hóa học của lưu huỳnh

a, Tính chất vật lý

    • S có 2 dạng thù hình: lưu huỳnh tà phương (Sα) và lưu huỳnh đơn tà (Sβ)
    • Tùy thuộc vào nhiệt độ mà 2 dạng thù hình có thể biến đổi qua lại.
    • Sự biến đổi trạng thái:

<1130C            1190C                 1870C               >4450C

S8, rắn           S8, lỏng,       S8, quánh nhớt            Sn, hơi

Vàng                 vàng                nâu đỏ                 da cam

b, Tính chất hóa học

* Tính oxi hóa

  • Tác dụng với kim loại: S tác dụng được với nhiều kim loại ở nhiệt độ cao.

Ví dụ:  

Fe + S $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ FeS  (sắt (II) sunfua)

Hg + S → HgS (thủy ngân (II) sunfua).

  • Tác dụng với Hidro:

S + H2      →      H2S   (hidro sunfua )

* Tính khử

  • Ở t cao, S phản ứng được với một số phi kim như O2, F2

S + O2  $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ SO2

S + 3F2 $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ SF6

B. Giải các thí nghiệm SGK

B. Bài tập & Lời giải

Thí nghiệm 1: Tính oxi hóa của oxi

  • Quan sát hiện tượng.
  • Viết phương trình phản ứng hóa học và xác định vai trò các chất tham gia phản ứng.

Xem lời giải

Thí nghiệm 2: Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ

  • Quan sát sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh qua từng nhiệt độ.

Xem lời giải

Thí nghiệm 3: Tính oxi hóa của lưu huỳnh

  • Quan sát hiện tượng, viết phương trình hóa học xảy ra.
  • Xác định vai trò của các chất khi tham gia phản ứng.

Xem lời giải

Thí nghiệm 4: Tính khử của lưu huỳnh

 

  • Quan sát hiện tượng, viết phương trình hóa học xảy ra.
  • Xác định vai trò của các chất khi tham gia phản ứng.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải sgk hoá học 10, hay khác:

Xem thêm các bài Giải sgk hoá học 10 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

CHƯƠNG 1: NGUYÊN TỬ

CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC

CHƯƠNG 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA-KHỬ

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập