Giải bài 23 vật lí 10: Động lượng – Định luật bảo toàn động lượng

Bám sát cấu trúc sgk, bài học này ConKec gửi tới bạn đọc bài 23: Động lượng - Định luật bảo toàn động lượng. Hi vọng với những nội dung kiến thức mà ConKec trình bày sẽ giúp các em hiểu bài tốt hơn

Nội dung bài viết gồm hai phần:

  • Lý thuyết
  • Hướng dẫn giải bài tập SGK.

A. Lý thuyết

I. Động lượng

1. Xung lượng của lực

Lực có độ lớn đáng kể tác dụng lên vật trong khoảng thời gian ngắn có thể gây ra biến đổi đáng kể trạng thái chuyển động của vật.

Khi một lực \(\overrightarrow{F}\) tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian ∆t thì tích \(\overrightarrow{F}\).$\Delta t$ được định nghĩa là xung lượng của lực \(\overrightarrow{F}\) trong khoảng thời gian $\Delta t$ấy.

Đơn vị: N.s

Chú ý: $\overrightarrow{F}$ không đổi trong khoảng thời gian lực đó tác dụng.

2. Động lượng

Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow{v}\) là đại lượng xác định bởi công thức:

 \(\overrightarrow{p}=m\overrightarrow{v}\).

Đơn vị: kg.m/s

Vecto động lượng của một vật:

  • Điểm đặt: Tại vật đang xét
  • Phương, chiều: Trùng với phương chiều của vecto vận tốc của vật.

3. Biến thiên động lượng

Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.

$\Delta \overrightarrow{p} = \overrightarrow{F}.\Delta t$

Ý nghĩa: Lực đủ mạnh tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian hữu hạn thì có thể gây ra biến thiên động lượng của vật.

III. Định luật bảo toàn động lượng

1. Định luật bảo toàn động lượng

Hệ cô lập (Hệ kín): Hệ không có ngoại lực tác dụng lên hệ hoặc các ngoại lực tác dụng lên hệ cân bằng nhau.

Định luật bảo toàn động lượng: Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng bảo toàn.

Biểu thức: $\overrightarrow{p_{1}} + \overrightarrow{p_{2}} = const$

2. Va chạm mềm

Va chạm mềm: Va chạm mềm là va chạm mà sau va chạm thì hai vật dính vào nhau cùng chuyển động với vận tốc $\overrightarrow{v}$

Xét một hệ gồm hai vật $m_{1}$ và $m_{2}$ đang chuyển động với vận tốc tương ứng là $\overrightarrow{v_{1}}$ và $\overrightarrow{v_{2}}$. Sau va chạm, hai vật dính vào nhau và cùng chuyển động với vận tốc $\overrightarrow{v}$. Xác định vận tốc $\overrightarrow{v}$ theo $m_{1}$, $m_{2}$, $\overrightarrow{v_{1}}$, $\overrightarrow{v_{2}}$. Bỏ qua ma sát.

Do không có ma sát nên động lượng của hệ được bảo toàn:

$m_{1}.\overrightarrow{v_{1}} + m_{2}.\overrightarrow{v_{2}} = (m_{1} + m_{2}).\overrightarrow{v}$

$\Leftrightarrow $ $v = \frac{m_{1}.\overrightarrow{v_{1}} + m_{2}.\overrightarrow{v_{2}}}{(m_{1} + m_{2})}$

3. Chuyển động bằng phản lực

Trong thực tế, một số vật  chuyển động bằng phản lực như tên lửa, cái diều.

Nếu coi hệ tên lửa là hệ kín, thì ta có thể áp dụng định luật bảo toàn động lượng để tìm vận tốc của tên lửa như sau:

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng:

$m.\overrightarrow{v} + M.\overrightarrow{V} = \overrightarrow{0}$

Trong đó:

  • m là khối lượng của khối khí phụt ra với vận tốc $\overrightarrow{v}$ tại thời điểm xét.
  • M là khối lượng còn lại của tên lửa chuyển động với vận tốc $\overrightarrow{V}$ tại thời điểm xét.

Giả thiết rằng tại t = 0, tên lửa đứng yên.

B. Bài tập & Lời giải

Câu 1: Trang 126 sgk vật lí 10

Nêu định nghĩa và ý nghĩa của động lượng.

Xem lời giải

Câu 2: Trang 126 sgk vật lí 10

Khi nào động lượng biến thiên?

Xem lời giải

Câu 4: Trang 126 sgk vật lí 10

Phát biểu định luật bảo toàn động lượng. Chứng tỏ rằng định luật đó tương đương định luật III Newton.

Xem lời giải

Câu 3: Trang 126 sgk vật lí 10

Hệ cô lập là gì?

Xem lời giải

Câu 5: Trang 126 sgk vật lí 10

Động lượng được tính bằng

A. N/s

B. N.s

C. N.m

D. N.m/s.

Xem lời giải

Câu 6: Trang 126 sgk vật lí 10

Một quả bóng đang bay ngang với động lượng $\overrightarrow{p}$ thì đập vuông góc vào một bức tường thẳng đứng bay ngược trở lại theo phương vuông góc với bức tường với cùng độ lớn vận tốc. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là:

A. $\overrightarrow{0}$

B. $\overrightarrow{p}$

C. 2.$\overrightarrow{p}$

D. – 2.$\overrightarrow{p}$

Xem lời giải

Câu 7: Trang 127 sgk vật lí 10

Một vật nhỏ khối lượng m = 2 kg trượt xuống một đường thẳng nhẵn tại một điểm xác định có vận tốc 3 m/s, sau đó 4 s có vận tốc 7 m/s, tiếp ngay sau đó 3 s vật có động lượng (kg.m/s) là:

A. 6.

B. 10.

C. 20.

D. 28.

Chọn đáp án đúng.

Xem lời giải

Câu 8: Trang 127 sgk vật lí 10

Xe A có khối lượng 1000 kg và có vận tốc 60 km/h; xe B có khối lượng 2000 kg và có vận tốc 30 km/h. So sánh động lượng của chúng.

Xem lời giải

Câu 9: Trang 127 sgk vật lí 10

Một máy bay có khối lượng 160 000 kg, bay với vận tốc 870 km/h. Tính động lượng của máy bay.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải sgk vật lí 10, hay khác:

Xem thêm các bài Giải sgk vật lí 10 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

CHƯƠNG 2: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM

CHƯƠNG 3: CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập