Giải bài 17 vật lí 10: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song

Nội dung bài viết gồm hai phần: Phần lý thuyết và phần giải bài tập SGK bài 17 Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và ba lực không song song.

A. Lý thuyết

Vật rắn: là vật có kích thước đáng kể và hầu như không bị biến dạng dưới tác dụng của ngoại lực. Với vật rắn: do có kích thước lớn nên các lực tuy đặt vào cùng một vật nhưng có thể không cùng điểm đặt.

I. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực không song song

Điều kiện cân bằng: Muốn một vật chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực đó phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.

Biểu thức: $\overrightarrow{F_{1}} = - \overrightarrow{F_{2}}$

Cách xác định trọng tâm của vật rắn: Ta có thể xác định trọng tâm của một vật bằng tính toán hoặc thực nghiệm

II. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song

Quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy: Muốn tổng hợp hai lực có giá đồng quy tác dụng lên một vật rắn, trước hết ta phải trượt hai vecto lực đó trên giá của chúng đến điểm đồng quy, rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực.

Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song:

Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy;

Hợp của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.

$\overrightarrow{F_{3}} = \overrightarrow{F_{1}} + \overrightarrow{F_{2}}$.

B. Bài tập & Lời giải

Câu 1: SGK vật lí 10 trang 99:

Phát biểu điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của hai lực.

Xem lời giải

Câu 2: SGK vật lí 1 trang 99:

Trọng tâm của một vật là gì? Trình bày phương pháp xác định trọng tâm của vật phẳng, mỏng bằng thực nghiệm.

Trọng tâm của một vật là điểm đặt của trọng lực của vật ấy.

Xem lời giải

Câu 3: SGK vật lí 10 trang 100:

Cho biết trọng tâm của một số vật đồng chất và có dạng hình học đối xứng.

Xem lời giải

Câu 4: SGK trang 100:

Phát biểu quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy.

Xem lời giải

Câu 5: SGK vật lí 10 trang 100:

Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song là gì?

Xem lời giải

Câu 7: SGK vật lí 10 trang 100:

Hai mặt phẳng tạo với mặt phẳng nằm ngang các góc α = 45o . Trên hai mặt phẳng đó người ta đặt một quả cầu đồng chất có khối lượng 2 kg (Hình 17.10). Bỏ qua ma sát và lấy g = 10 m/ s2.  Hỏi áp lực của quả cầu lên mỗi mặt phẳng đỡ bằng bao nhiêu?

A. 20 N.

B. 28 N.

C. 14 N.

D. 1,4 N.

Giải câu 7 Bài 17: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song

Xem lời giải

Câu 8: SGK vật lí 10 trang 100:

Một quả cầu đồng chất có khối lượng 3kg được treo vào tường nhờ một sợi dây. Dây làm với tường một góc α = 20o (hình 17.11). Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc của quả cầu với tường lấy g = 9,8 m/s2.

Lực căng T của dây là bao nhiêu?

A. 88N;

B. 10N;

C. 22N; 

D. 32N.

Xem lời giải

Câu 6: SGK vật lí 10 trang 100:

Một vật có khối lượng m = 2kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bởi một sợi dây song song với đường dốc chính (Hình 17.9). Biết góc nghiêng α = 30o, g = 9,8 m/s2 và ma sát là không đáng kể. Hãy xác đinh:

a. lực căng của dây;

b. phản lực của mặt phẳng nghiêng lên vật.

Giải câu 6 Bài 17: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải sgk vật lí 10, hay khác:

Xem thêm các bài Giải sgk vật lí 10 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

CHƯƠNG 2: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM

CHƯƠNG 3: CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập