Giải bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII)

Đầu thế kỉ XIII, nhà nước phong kiến Mông Cổ được thành laaoj. Với lực lượng quân đội mạnh và hiếu chiến, Mông Cổ liên tiếp thống trị và xâm lược nhiều nước ở châu Á và châu Âu trong đó có nước Đại Việt. Vậy Mông Cổ đã xâm chiếm nước ta như thế nào và chúng ta đã đánh lại ra sao, mời các bạn cùng đến với bài học dưới đây.

A. Kiến thức trọng tâm

I. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ (1258)

1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ

  • Đầu thế kỷ XIII ,đế quốc   Mông Cổ rộng lớn từ Thái Bình Dương đến Hắc Hải , rất giỏi về chinh chiến, cưỡi ngựa, bắn cung .  Chúng  xâm  lược Đại Việt  để  chiếm  đóng , cai trị , làm bàn  đạp chiếm Nam Tống và  xâm lược các nước Đông Nam Á .
  • Vua Trần cho bắt giam sứ giả , ra lệnh chuẩn bị kháng chiến .

2. Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ

a. Chuẩn bị của nhà Trần

  • Cả nước sắm sửa vũ khí
  • Các đội dân binh được thành lập, luyên tập võ nghệ ngày đêm

b. Diễn biến

  • Tháng 1/1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tràn vào nước ta
  • Vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy chặn đánh địch ở Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc)
  • Trước thế giặc mạnh Vua Trần rút lui về Thiên Trường (Hà Nam) và thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”
  • Quân giặc điên cuồng tàn phá kinh thành Thăng Long

-> Sau gần một tháng chúng lâm vào tình thế khó khăn

  • Nhà Trần tổ chức phản công ở Đông Bộ Đầu (Bến Sông Hồng – Hà Nội) -> Quân địch bị đánh tan tác tháo chạy khỏi nước ta

II. Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1258)

1. Âm mưu xâm lược Chăm-pa và Đại Việt của nhà Nguyên.

  • Năm1279, nhà Nam Tống bị quân Mông Cổ tiêu diệt. Trung Quốc hoàn toàn bị Mông Cổ thống trị. (năm 1271, Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên).
  • Nhà Nguyên xâm lược Chăm-pa và Đại Việt  thôn tính các nước phía Nam.
  • Năm1283, nhà Nguyên cử Toa Đô chỉ huy 10 vạn quân tiến đánh Chăm-pa. Sau khi chiếm được Chăm-pa, quân Nguyên cố thủ ở phía Bắc chờ phối hợp đánh Đại Việt.

=> Âm mưu dùng Chăm-pa làm bàn đạp tấn công Đại Việt bước đầu thất bại.

2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến.

  • Vua Trần triêu tập các vương hầu, quan lại họp ở Bình Than để bàn kế đánh giặc. Trần Quốc Tuấn được giao chỉ huy cuộc kháng chiến.
  • Đầu năm 1285, vua Trần mời các vị bô lão họp hội nghị Diên Hồng ở Thăng Long để bàn kế đánh giặc.
  • Cả nước được lệnh chuẩn bị sẵn sàng, quân đội tập trận lớn ở Đông Bộ Đầu.

3. Diễn biến và kết quả cuộc kháng chiến.

(sgk)

III. Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên (1287 – 1288)

1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt

  • Nhà Nguyên quyết tâm xâm lược Đại Việt lần thứ ba
  • Nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến

2. Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của giặc:

  • Diễn biến:
    • Tại Vân Đồn, Trần Khánh Dư cho quân mai phục đợi đoàn thuyền lương của địch.
    • Khi đoàn thuyền lương đi qua bị quân ta từ nhiều phía đánh ra dữ dội.
  • Kết quả: Phần lớn thuyền lương bị đắm, số còn lại bị quân ta chiếm.

3. Chiến thắng Bạch Đằng:

  • Diễn biến:
    • 4/1288: Đoàn thuyền lương của Ô Mai Nhi rút về theo sông Bạch Đằng.
    • Ta thử địch vào sâu trận địa khi nước dâng cao.
    • Lúc nước rút thuyền địch xô vào cọc và bị quân ta đánh từ 2 bên bờ.
  • Kết quả: Nhiều tên giặc bị chết, Ô Mã Nhi bị bắt ống.
  • Ý nghĩa: Đập tan mộng xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên.

B. Bài tập & Lời giải

Phần I: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII)

Trả lời câu hỏi giữa bài phần I

Câu 1: Trang 56 – sgk lịch sử 7

Quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?

Xem lời giải

Câu 2: Trang 57 – sgk lịch sử 7

Vì sao quân Mông Cổ đẩy mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại?

Xem lời giải

Trả lời câu hỏi cuối phần I

Câu 1: Trang 57 – sgk lịch sử 7

Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ?

Xem lời giải

Câu 2: Trang 57 – sgk lịch sử 7

Em hãy nêu những sự kiện cụ thể biểu hiện tinh thần quyết tâm chống giặc của quân dân ta trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất?

Xem lời giải

Phần II: Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên ( 1258)

Trả lời câu hỏi giữa bài phần II

Câu 1: Trang 58 – sgk lịch sử 7

Hốt Tất Liệt chủ trương xâm lược Cham-pa và Đại Việt nhằm mục đích gì ? Tại sao quân Nguyên đánh Cham-pa trước khi đánh Đại Việt ?

Xem lời giải

Câu 2: Trang 59 – sgk lịch sử 7

Theo em, Hội nghị Diên Hồng có tác dụng như thế nào đến việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến ?

Xem lời giải

Câu 3: Trang 59 – sgk lịch sử 7

Sự kiện nào thể hiện ý chí quyết tâm của quân dân nhà Trần ?

Xem lời giải

Câu 4: Trang 61 – sgk lịch sử 7

Em có nhận xét gì về kết quả của cuộc kháng chiến?

Xem lời giải

Trả lời câu hỏi cuối phần II

Câu 1: Trang 61 – sgk lịch sử 7

Việc nhà Trần chuẩn bị chống quân xâm lược đã có tác dụng như thế nào đối với cuộc kháng chiến?

Xem lời giải

Câu 2: Trang 61 – sgk lịch sử 7

Hãy cho biết cách đánh quân Nguyên của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai?

Xem lời giải

Phần III: Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên (1287 – 1288)

Trả lời câu hỏi giữa bài phần III

Câu 1: Trang 63 – sgk lịch sử 7

Hãy nêu một số dẫn chứng về việc nhà Nguyên chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần thứ ba?

Xem lời giải

Câu 2: Trang 63 – sgk lịch sử 7

Hãy tường thuật diễn biến trận Vân Đồn.

Xem lời giải

Câu 3: Trang 64 – sgk lịch sử 7

Sau trận Vân Đồn, tình thế của quân nguyên như thế nào?

Xem lời giải

Câu 4: Trang 65 – sgk lịch sử 7

Em hãy nêu ý nghĩa của của chiến thắng Bạch Đằng năm 1288?

Xem lời giải

Trả lời câu hỏi cuối phần III

Câu 1: Trang 65 – sgk lịch sử 7

Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Nguyên?

Xem lời giải

Câu 2: Trang 65 – sgk lịch sử 7

Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có gì giống và khác so với lần thứ hai?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Lịch sử 7, hay khác:

Để học tốt Lịch sử 7, loạt bài giải bài tập Lịch sử 7 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

PHẦN MỘT: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI

CHƯƠNG I: BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ (THẾ KỈ X)

CHƯƠNG II: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (THẾ KỈ XI-XII)

CHƯƠNG III: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (THẾ KỈ XIII-XIV)

CHƯƠNG IV: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (THẾ KỈ XV - ĐẦU THÉ KỈ XVI)

CHƯƠNG V: ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỈ XVI-XVIII

CHƯƠNG VI: VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.