Đề thi thử THPT quốc gia môn Địa năm 2017 Đề 5

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017

BÀI THI: MÔN ĐỊA LÝ 

(Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề)

 

Câu 1: Ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt là

A. cây công nghiệp.                 B. cây ăn quả.                     C. cây rau đậu.                D. cây lương thực.

 

Câu 2: Thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa chủ yếu là do nhân tố nào quy định?

A. Vị trí địa lí.                                         B. Biển Đông.

C. Hình dạng lãnh thổ.                            D. Địa hình.

 

Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết sản phẩm chuyên môn hóa chè, cây ăn quả, chăn nuôi trâu bò là đặc trưng của vùng nông nghiệp nào?

A. Trung du miền núi Bắc Bộ.                             B. Đông Nam Bộ.           

C. Đồng bằng sông Cửu Long.                            D. Bắc Trung Bộ.

 

Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết vùng nào có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng lớn hơn 50% năm 2007?

A. Trung du miền núi Bắc Bộ.                             B. Tây Nguyên.

C. Bắc Trung Bộ.                                              D. Đồng bằng sông Cửu Long.

 

Câu 5: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm nguồn lao động nước ta hiện nay?

A. Lao động cần cù, sáng tạo, khéo tay, có kinh nghiệm sản xuất phong phú.

B. Giá nhân công rẻ hơn nhiều nước trong khu vực và châu lục.

C. Lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao chiếm tỉ lệ lớn, ý thức tổ chức kỷ luật cao.

D. Nguồn lao động dồi dào, hàng năm được bổ sung thường xuyên.

 

Câu 6: Sông ngòi ở khu vực nào sau đây thường có mùa lũ vào thời kỳ thu đông?

A. Đông Trường Sơn.                 B. Đồng bằng Bắc Bộ.             

C. Đồng bằng Nam Bộ.              D. Đông Bắc.

 

Câu 7: Các ngư trường trọng điểm nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam là

A. Hải Phòng - Quảng Ninh, quần đảo Trường Sa - quần đảo Hoàng Sa, Cà Mau- Kiên Giang, , Ninh Thuận - Bình Thuận- Bà Rịa- Vũng Tàu.

B. Hải Phòng - Quảng Ninh, quần đảo Hoàng Sa - quần đảo Trường Sa, Ninh Thuận – Bình Thuận- Bà Rịa- Vũng Tàu, Cà Mau- Kiên Giang.

C. Hải Phòng - Quảng Ninh, Ninh Thuận - Bình Thuận- Bà Rịa- Vũng Tàu, quần đảo Trường Sa - quần đảo Hoàng Sa, Cà Mau- Kiên Giang.

D. Hải Phòng - Quảng Ninh, Cà Mau- Kiên Giang, Ninh Thuận - Bình Thuận- Bà RịaVũng Tàu, quần đảo Trường Sa - quần đảo Hoàng Sa.

 

Câu 8: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm tài nguyên rừng nước ta hiện nay?

A. Tổng diện tích rừng đang tăng lên.

B. Chất lượng rừng chưa thể phục hồi được như những năm đầu thế kỉ XX.

C. Diện tích rừng trồng lớn hơn diện tích rừng tự nhiên.

D. Độ che phủ rừng đang tăng lên.

 

Câu 9: Loại gió hoạt động quanh năm ở nước ta là

A. gió mùa mùa đông.                  B. gió Phơn.         

C. Tín phong bán cầu Bắc.           D. gió mùa mùa hạ.

 

Câu 10: Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo độ cao là do

A. đồi núi chiếm phần lớn diện tích.                        B. tác động của gió mùa Đông Bắc.

C. địa hình có sự phân bậc độ cao rõ rệt.               D. ảnh hưởng của biển Đông.

 

Câu 11: Đồi núi thấp chiếm ưu thế, hướng núi vòng cung; các thung lũng sông lớn với các đồng bằng mở rộng; gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh là đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền nào?

A. Tất cả các miền nước ta.                      B. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

C. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.            D. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

 

Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có mỏ sắt?

A. Hà Tĩnh.           B. Ninh Bình.             C. Cà Mau.                 D. Quảng Bình.

 

Câu 13: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm đô thị hóa nước ta hiện nay?

A. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm.

B. Sự phân bố đô thị giữa các vùng đồng đều.

C. Trình độ cơ sở hạ tầng và ý thức người dân đô thị còn thấp.

D. Tỉ lệ dân cư thành thị có xu hướng tăng lên.

 

Câu 14: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là

A. đất phù sa.                B. đất phèn.                  C. đất mặn.                  D. đất Feralit.

 

Câu 15: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm ngành chăn nuôi nước ta hiện nay?

A. Hiệu quả sản xuất ngành chăn nuôi cao và ổn định.

B. Chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, trang trại công nghiệp quy mô lớn.

C. Tỉ trọng ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp đang từng bước tăng.

D. Cơ sơ thức ăn cho ngành chăn nuôi phong phú; dịch vụ về giống và thú y đã có nhiều bước tiến bộ.

 

Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy sắp xếp các cao nguyên ba dan của

Tây Nguyên theo thứ tự từ Bắc vào Nam?

A. Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Viên, Di Linh.                            B. Đắc Lắc, Di Linh, Kon Tum, Lâm Viên.

C. Lâm Viên, Di Linh, Kon Tum, Đắc Lắc.                            D. Di Linh, Lâm Viên, Đắc Lắc, Kon Tum.

 

Câu 17: Vùng chịu ảnh hưởng bão nhiều nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng.                          B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.                     D. Bắc Trung Bộ.

 

Câu 18: Kiểu khí hậu đặc trưng của phần lãnh thổ phía Nam nước ta là

A. cận nhiệt đới.                            B. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

C. cận xích đạo gió mùa.                D. ôn đới .

 

Câu 19: Dải đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ nước ta nhỏ, hẹp ngang chủ yếu là do

A. đường bờ biển dài.                                   B. thềm lục địa sâu, hẹp, núi ăn sát bờ biển.

C. thềm lục địa nông, rộng.                          D. hình dạng bờ biển khúc khuỷu.

 

Câu 20: Vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất nước ta là

A. Đông Nam Bộ.                                     B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.                  D. Đồng bằng sông Hồng.

 

Câu 21: Đô thị nào dưới đây là đô thị loại 1 của nước ta hiện nay?

A. Thành phố Hà Nội.                                 B. Thành phố Hải Dương.

C. Thành phố Đà Nẵng.                              D. Thành phố Hồ Chí Minh.

 

Câu 22: Điểm cực Bắc của nước ta thuộc tỉnh

A. Lào Cai.                    B. Lạng Sơn.                         C. Cao Bằng.                           D. Hà Giang.

 

Câu 23: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết các nhà máy nhiệt điện có

công suất trên 1000MW của nước ta?

A. Ninh Bình.                     B. Thủ Đức.                 C. Trà Nóc.                     D. Cà Mau.

 

Câu 24: Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa là

A. vùng tiếp giáp lãnh hải.            B. vùng đặc quyền kinh tế.             

C. lãnh hải.                                 D. thềm lục địa.

 

Câu 25: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết Vườn quốc gia Côn Đảo thuộc tỉnh nào?

A. Kiên Giang                 B. Bà Rịa - Vũng Tàu.                C. Cà Mau.                           D. Bến Tre.

 

Câu 26: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của sông ngòi nước ta?

A. Diện tích lưu vực các hệ thống sông khác nhau.                    B. Sông nhiều nước, giàu phù sa.

C. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.                                             D. Chế độ nước sông điều hòa quanh năm.

 

Câu 27: Ở vùng Đồng bằng sông Hồng và phụ cận, từ Hà Nội hoạt động công nghiệp tỏa đi theo nhiều hướng với các ngành chuyên môn hóa khác nhau. Ngành công nghiệp hóa chất, sản xuất giấy là ngành chuyên môn hóa của hướng nào dưới đây?

A. Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Cẩm Phả.                  B. Hà Nội, Đông Anh, Thái Nguyên.

C. Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La.                                    D. Hà Nội, Việt Trì, Lâm Thao.

 

Câu 28: Nghề làm muối nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng

A. Đồng bằng sông Hồng.                        B. Bắc Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.                 D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

 

Câu 29: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, địa hình cao nhất cả nước với 3 dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc - đông nam là đặc điểm nổi bật của vùng núi

A. Trường Sơn Bắc.                  B. Đông Bắc.                  C. Tây Bắc.                         D. Trường Sơn Nam.

 

Câu 30: Cho biểu đồ sau:

 

 

Hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về nhiệt độ của Lạng Sơn và TP. Hồ Chí Minh?

A. Nhiệt độ trung bình các tháng của Lạng Sơn thấp hơn TP. Hồ Chí Minh.

B. Lạng Sơn có mùa đông lạnh (<200C) kéo dài 5 tháng.

C. Nhiệt độ trung bình các tháng của TP. Hồ Chí Minh đều lớn hơn 250C.

D. Biên độ nhiệt trung bình năm của Lạng Sơn thấp hơn TP. Hồ Chí Minh.

 

Câu 31: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình nước ta?

A. Địa hình núi cao chiếm phần lớn diện tích.

B. Chịu tác động mạnh mẽ của con người .

C. Hướng núi chính là tây bắc - đông nam.

D. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

 

Câu 32: Năm 2012, tổng số dân nước ta là 88772 nghìn người, sản lượng lương thực là 48712,2 nghìn tấn. Bình quân lương thực đầu người của nước ta năm 2012 là: 

A. 458,7 kg/người              B. 548,7 kg/người.              C. 500,7 kg/người.               D. 450,7 kg/người.

 

Câu 33: Vùng chuyên canh cây cà phê lớn nhất nước ta hiện nay là: 

A. Đồng bằng sông Hồng.            B. Tây Nguyên.

C. Đông Nam Bộ.                        D. Bắc Trung Bộ.

 

Câu 34: Gồm nhiều khối núi và cao nguyên ba dan, địa hình có sự bất đối xứng giữa sườn đông và sườn tây là đặc điểm nổi bật của vùng núi

A. Tây Bắc.               B. Trường Sơn Bắc.            C. Trường Sơn Nam.              D. Đông Bắc.

 

Câu 35: Đặc trưng cơ bản của nền nông nghiệp cổ truyền nước ta là: 

A. đẩy mạnh thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất

B. sản xuất nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp.

C. sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ.

D. quy mô sản xuất lớn, năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

 

Câu 36: Sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế nước ta hiện nay là: 

A. giảm tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến.

B. giảm tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp- xây dựng.

C. giảm tỉ trọng kinh tế Nhà nước, tăng tỉ trọng kinh tế tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài.

D. giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.

 

Câu 37: Sự phân hóa thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc nước ta chủ yếu là do

A. tác động của Tín Phong với độ cao địa hình.

B. tác động của gió mùa với hướng các dãy núi.

C. tác động của vĩ độ địa lí với hướng các dãy núi.

D. ảnh hưởng của biển Đông và dải hội tụ nhiệt đới.

 

Câu 38: Cho bảng số liệu:

Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế ở nước ta thời kì 1990 - 2009 (đơn vị: %)

Ngành/ năm

1990

1991

1995

2002

2005

2009

Nông – lâm – ngư nghiệp

38,7

40,5

27,2

23,0

21,0

20,5

Công nghiệp – xây dựng

22,7

23,8

28,8

38,5

41,0

42,1

Dịch vụ

38,6

35,7

44,0

38,5

38,0

37,4

Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các ngành kinh tế ở nước ta thời kì 1990 - 2009, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Biểu đồ miền.               B. Biểu đồ tròn.              C. Biểu đồ kết hợp.                  D. Biểu đồ đường.

 

Câu 39: Khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương chủ yếu là do tác động của

A. biển Đông.              B. địa hình.               C. vị trí địa lí.                    D. hình dạng lãnh thổ.

 

Câu 40: Vùng nuôi cá và nuôi tôm lớn nhất nước ta hiện nay là

A. Đông Nam Bộ.                                   B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đồng bằng sông Hồng.                       D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

                ------------------------------------------HẾT----------------------------------------------  

 

Xem thêm các bài Đề thi Địa lí 12, hay khác:

Dưới đây là danh sách Đề thi Địa lí 12 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

1. Đề và đáp án môn Địa lí kì thi THPTQG năm 2020

2. Đề và đáp án môn Địa lí kì thi THPTQG năm 2019

3. Đề luyện thi môn địa mới nhất năm 2019

4. Đề luyện thi môn địa mới nhất năm 2018

5. Đề luyện thi môn Địa những năm trước

6. Đề thi THPTQG môn Địa năm 2017 (tất cả các mã đề)

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.